【nhận định besiktas】Đồng bằng sông Cửu Long: Nhiều lợi ích từ lối canh tác lúa hữu cơ

Canh tác lúa hữu cơ hướng đi tích cực cho nông nghiệp

Các mô hình canh tác lúa như giảm phát thải,ĐồngbằngsôngCửuLongNhiềulợiíchtừlốicanhtáclúahữucơnhận định besiktas 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, VietGAP… đều hướng tới tăng cường PBHC. Thời gian qua, hầu hết các tỉnh trong vùng ĐBSCL đã áp dụng canh tác hướng hữu cơ, bởi lối canh tác này tạo nên sự phát triển bền vững của nông nghiệp.

Đơn cử tại tỉnh Trà Vinh, các mô hình canh tác trong Đề án 1 triệu ha lúa trên địa bàn tỉnh năm 2024 - 2025 cho thấy số lượng PBVC giảm còn khoảng 30%, trong khi đó lượng PBHC tăng lên khoảng 70%. Diện tích lúa trong các mô hình này sử dụng PBHC Bình Dương (hay còn gọi là phân bón Con Voi), phân bón lá của Lâm Thanh Hào, phân bón Bình Điền 2.

Ngoài ra, nông dân cũng bổ sung PBHC tự có bằng cách tổng hợp ủ phân rơm, phân trùn quế, phân trâu bò, phân gà công nghiệp… với thời gian ủ nhất định.

Đồng bằng sông Cửu Long: Nhiều lợi ích từ lối canh tác lúa hữu cơ
Thí nghiệm sử dụng PBHC tại một số địa phương vùng ĐBSCL cho thấy năng suất lúa tăng, chi phí giảm. Ảnh minh họa.

Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa tăng dần. Tính đến tháng 8 năm nay, tỉnh đã thu hoạch 98,4 ha lúa hè - thu và chuẩn bị xuống giống vụ đông - xuân 2024-2025. Dự kiến Trà Vinh sẽ triển khai 650 ha lúa trên địa bàn 6 huyện.

Giai đoạn 2025 - 2026, ngành nông nghiệp Trà Vinh dự kiến sẽ triển khai Đề án 1 triệu ha lúa trên diện tích 10.000 ha và đến năm 2028 - 2030 là 30.000 ha. Như vậy theo kế hoạch, đến năm 2030 tỉnh sẽ triển khai đại trà theo Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao giảm phát thải theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn.

Tính đến cuối tháng 9, đã có 13 hợp tác xã (HTX) mới đăng ký thực hiện theo Đề án 1 triệu ha lúa, theo đó diện tích lúa sản xuất đạt kế hoạch. Trong các mô hình thực hiện theo Đề án 1 triệu ha lúa, nông dân đã sử dụng PBHC trên 70%.

Còn tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, nơi PBHC đang có xu hướng phát triển mạnh. Theo đó, ngoài nguồn PBHC thương phẩm, ban ngành địa phương còn phát động và hướng dẫn nông dân tận dụng rơm rạ, phế phẩm nông nghiệp, phân động vật, trùn quế… hướng dẫn nông dân tự ủ phân bón dùng cho đồng ruộng, vườn cây trái.

Trong đó, hợp tác với nông dân sản xuất mỗi năm khoảng 1.500 - 2.000 tấn PBHC bằng phương pháp thủ công. Với cách làm này, ban ngành địa phương vừa phát động phong trào, vừa hướng dẫn nông dân làm PBHC, tận dụng phế phẩm nông nghiệp phục vụ lại cho cây lúa.

Giá thành sản phẩm PBHC làm thủ công này khoảng 3.000 đồng/kg, giá vận chuyển 200 đồng/kg, giá bán cho nông dân 3.200 đồng/kg. Như vậy, nhà đầu tư thu lời từ mỗi cân PBHC khoảng 400 đồng. Với mức giá này, PBHC được sản xuất thủ công tại Lai Vung rẻ hơn PBHC công nghiệp từ 500 - 1.500 đồng/kg đang bán trên thị trường.

Thí nghiệm sử dụng PBHC địa phương tại ruộng Lai Vung cho thấy năng suất lúa tăng, chi phí giảm. Nông dân bón 150kg PBHC do địa phương sản xuất trên diện tích 1ha làm tăng năng suất 600kg lúa, giảm chi phí khoảng 3 triệu đồng/ha so với dùng PBVC.

Hạt gạo Việt Nam từng bước nâng cao chất lượng nhờ phân bón hữu cơ

Theo tìm hiểu, trước đây ĐBSCL khi canh tác lúa mùa đã dùng phân động vật, trâu bò, phân rơm cỏ mục để cho hoai (phân rã), bón cho lúa, bón khi gieo mạ. Khi có giống lúa Thần nông (IR 8), do diện tích lúa tăng nhanh, thời gian sinh trưởng của cây lúa ngắn (100 - 120 ngày) và tăng lên từ 1 đến 3 vụ/năm thì nông dân đã hình thành thói quen lạm dụng PBVC. Kết quả, tỷ lệ sử dụng PBVC một thời gian dài tăng lên 90 - 95%.

Đồng bằng sông Cửu Long: Nhiều lợi ích từ lối canh tác lúa hữu cơ
Tăng cường sử dụng PBHC giúp cải thiện chu trình dinh dưỡng và tăng độ bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp. Ảnh minh họa.

Tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, nông dân vẫn sử dụng phân trâu bò, phân gà làm PBHC kết hợp vô cơ theo một liều lượng nhất định và cho ra những sản phẩm tốt. Thậm chí, họ vẫn có trái cây, lúa hữu cơ, bán giá rất cao. Thị trường chấp nhận vì sản phẩm có chứng nhận và truy nguyên nguồn gốc, chất lượng sản phẩm rõ rệt.

Các chuyên gia cho rằng, canh tác lúa sử dụng từ 50 - 80% PBHC mang lại nhiều ưu điểm, trong đó làm cân bằng dinh dưỡng cho cây lúa, giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng khả năng giữ nước và dưỡng chất; tăng năng suất và chất lượng lúa.

Bên cạnh đó, sự kết hợp với tỷ lệ 70% PBHC và 30% PBVC giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa. PBHC cải thiện độ phì nhiêu và độ tơi xốp của đất, thúc đẩy sự phát triển của rễ và lá trong khi đó PBVC cung cấp cho cây lúa những dưỡng chất cần thiết khác.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan từng nhấn mạnh việc sử dụng phân bón trong nông nghiệp. Theo đó, giảm sử dụng PBVC từ đó giảm ô nhiễm nguồn nước và đất, tăng cường sử dụng PBHC để cải thiện chu trình dinh dưỡng và tăng độ bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp. Cần theo dõi và điều chỉnh tỷ lệ phân bón phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Có như thế hạt gạo Việt Nam mới từng bước nâng cao chất lượng và nông nghiệp phát triển bền vững.
Cúp C2
上一篇:Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
下一篇:Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works