发布时间:2025-01-12 18:13:51 来源:Empire777 作者:Thể thao
Tổng hòa nhiều yếu tố
Nhìn vào tổng kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là con số xuất siêu khoảng trên 3 tỷ USD trong năm nay, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đánh giá, hiện tại, xuất siêu là hiện tượng khá tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô. Nông sản là một trong những nhóm mặt hàng đóng góp lớn vào kim ngạch XK nói chung. Thị trường nông sản thế giới vốn khá khắc nghiệt mà Việt Nam vẫn thúc đẩy XK được. Đó là thành quả đáng ghi nhận, cần được nâng lên.
Theo đại diện Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương): Kết quả XK năm nay đã vượt cả mục tiêu đặt ra từ đầu năm, song cũng không gây nhiều bất ngờ. Ngay từ tháng 10, XK đã được nhìn nhận có triển vọng tốt và đến tháng 11, giá trị XK bắt đầu vượt mục tiêu cả năm. “Kết quả này không tự nhiên có mà xuất phát từ tổng hòa nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan. Về mặt thị trường XK, năm 2017, tổng thể nền kinh tế thương mại toàn cầu có sự cải thiện, nhu cầu thị trường tăng lên. Trong đó, một số mặt hàng XK của Việt Nam còn có cơ hội thúc đẩy XK nhờ vào tác động từ tình trạng biến đổi khí hậu khiến nguồn cung tại một số nước giảm, qua đó gia tăng nhu cầu NK, điển hình như với mặt hàng gạo. Ngoài tận dụng tốt cơ hội thúc đẩy XK sang các thị trường truyền thống, năm qua, nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam cũng được mở rộng XK tới các thị trường mới… ”, vị đại diện này phân tích.
Nhiều chuyên gia nhìn nhận, một trong những yếu tố quan trọng giúp XK tăng trưởng khả quan còn xuất phát từ sự nỗ lực của Chính phủ cũng như các bộ, ngành trong cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho DN. Bên cạnh đó, đối với các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã, đang và sắp sửa ký kết, các cơ quan quản lý nhà nước cũng nỗ lực đàm phán, tuyên truyền để cộng đồng DN nắm bắt thông tin, tận dụng tốt nhất ưu đãi khi tham gia FTA.
Làm sao để vững bền?
Mặc dù tính chung cả năm, con số xuất siêu trên 3 tỷ USD đem lại những tác động tích cực cho nền kinh tế, song trong câu chuyện này, không ít ý kiến lại đặt ra vấn đề lo ngại về tính bền vững trong XK. Nói như PGS. TS Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) thì nền công nghiệp của Việt Nam kém phát triển. Xuất siêu chủ yếu vẫn trông vào khối DN FDI với nhóm hàng điện thoại, điện tử, linh kiện và sự bứt phá của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản. Trong khi đó, nông, lâm, thủy sản XK có khả quan song vẫn chủ yếu mở rộng về lượng chứ không phải gia tăng về chất.
Xung quanh câu chuyện này, đại diện Trung tâm Công nghiệp và Thương mại đưa ra ví dụ để cho thấy một góc nhìn khác. Trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, mặt hàng rau quả có sự tăng trưởng XK khá ấn tượng. Tuy nhiên, không thể nói mặt hàng này tăng trưởng nóng và thiếu bền vững. Bởi, ngay từ vài năm trước, khi XK rau quả mới đạt 500-600 triệu USD, Chính phủ cũng như Bộ NN&PTNT đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch XK lên 1 tỷ USD. Trên cơ sở đó, các khâu sản xuất, mở rộng sản lượng, mở cửa thị trường từng bước được thúc đẩy một cách bài bản, có kế hoạch. Nhờ vậy, rau quả Việt Nam đã ngày càng xâm nhập tốt hơn vào các thị trường khó tính. Trong thời gian tới, với những lợi thế đang có, nhóm hàng nông, lâm, thủy, sản vẫn cần được thúc đẩy XK mạnh mẽ hơn.
Đồng quan điểm, việc XK được nông, lâm, thủy sản vào nhiều thị trường khắt khe chứng tỏ đây là sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam, cần thúc đẩy, song PGS. TS Phạm Tất Thắng bày tỏ thêm: “Về lâu dài, để gia tăng giá trị, XK các sản phẩm nông, thủy sản cần đẩy mạnh dưới dạng chế biến, hạn chế XK thô. Còn về vấn đề giảm phụ thuộc vào khối FDI, giải pháp quan trọng chính là làm thế nào để các DN trong nước liên kết, tham dự vào chuỗi sản xuất của DN FDI. Cụ thể như, DN trong nước cung cấp yếu tố đầu vào cho DN FDI hoặc cung cấp thiết bị đầu cuối cho DN FDI”.
Xung quanh câu chuyện này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung cũng cho rằng, khối DN FDI hiện chiếm đến 75% tổng kim ngạch XK của Việt Nam. Điều cần bàn là làm thế nào để ngày càng tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy thế mạnh và nâng cao tính cạnh tranh cho DN nội địa… chứ không phải là cố gắng “dìm” các DN FDI xuống.
Từ khía cạnh cơ cấu mặt hàng XK, nhiều chuyên gia thống nhất quan điểm, cơ cấu XK hiện tại với nhóm hàng chủ lực là điện thoại, điện tử, dệt may, da giày, nông, lâm, thủy sản… đã tốt thì cần đẩy mạnh thêm. Tuy nhiên, về lâu dài, để phát triển thực sự bền vững hơn, cơ cấu này cần từng bước chuyển dịch, thay đổi theo hướng trông vào các sản phẩm công nghiệp.
Ông Hồ Minh Khải, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ: Doanh nghiệp sẽ tận dụng cơ hội Hiện tại, DN mới chỉ XK một lượng sản phẩm nông nghiệp sang các thị trường: Singapore, Hồng Kông, Đài Loan… Năm nay, các thị trường này đều khá ổn định, lượng đơn hàng tuy không tăng nhiều nhưng không giảm nên giá trị XK của DN vẫn sẽ đạt như mục tiêu đã đặt ra. Bên cạnh đó, hiện nay các thủ tục về XNK đã rất thuận lợi nên giúp DN giảm thời gian và chi phí, khiến phía đối tác đều tỏ thái độ hài lòng khi hợp tác cùng DN. Hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp ngày càng được chú trọng nên DN sẽ tiếp tục tận dụng cơ hội và hy vọng địa phương sẽ có thêm những chính sách để khuyến khích DN nông nghiệp phát triển, giúp tình hình sản xuất kinh doanh trong năm 2018 sẽ đạt kết quả tốt hơn. Ông Nguyễn Xuân Quang, Giám đốc Công ty Cổ phần may 9: Khí thế mới của Chính phủ cho XNK Năm nay, kim ngạch XNK đạt mốc 400 tỷ USD là một thành công lớn. Điều này có được là nhờ chính sách điều hành và quyết tâm rất lớn của Chính phủ, giúp tạo khí thế mới và động lực cho các DN kinh doanh sản xuất. Đối với ngành dệt may, năm nay kim ngạch XK có thể đạt khoảng 31 tỷ USD, là mức tăng trung bình như mọi năm. Nhưng đây cũng là nỗ lực lớn của toàn ngành vì các DN dệt may năm nay gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về vấn đề lao động, thị trường; nhất là khi thị trường dệt may nước ta không còn được hưởng nhiều ưu đãi bằng một số nước láng giềng. Mặc dù vậy, tôi vẫn tin tưởng kim ngạch XNK của ngành dệt may nói riêng và cả nước nói chung sẽ còn tăng lên trong năm 2018, khi thị trường tốt hơn và một số Hiệp định Thương mại tự do (FTA) bắt đầu có hiệu lực. H.Dịu (ghi) |
相关文章
随便看看