游客发表

【soi kèo slovenia】Giải pháp tối ưu cho nước thải thôn Phương Diên

发帖时间:2025-01-12 08:01:55

Ngoài nước thải sinh hoạt hàng ngày,ảipháptốiưuchonướcthảithônPhươngDiêsoi kèo slovenia nhiều hộ dân ở đây làm nghề thu mua hải sản tươi, có gia đình mỗi ngày phải rửa vài tấn cá nên sử dụng hàng khối nước nồng nặc mùi hôi tanh khiến cho đường xóm trơn trượt vào mùa mưa, mùa hè thì bốc mùi hôi thối.

Cách xả nước thải ra bờ biển như thế này của người dân xóm ngoài, thôn Phương Diên gây ảnh hưởng môi trường biển

Để giải quyết vấn đề này, hơn 10 năm trước, 47 hộ dân trong xóm tự nguyện góp tiền bắc 2 đường ống đưa nước thải ra bờ biển cho nước thấm xuống cát. Ông Hồ Lô, sinh năm 1972, người dân ở đây cho biết: “Chúng tôi chỉ sử dụng đường ống này vào mùa hè, đến mùa mưa bão lại tháo ống ra để bảo quản. Khi nào ống hư, lại đóng góp mỗi hộ 100 nghìn đồng để mua ống mới”.

Trước mùa hè năm nay, đường ống dẫn nước thải ở đây cũng đến lúc cần thay mới và người dân đã đóng góp tiền để chuẩn bị lắp đặt đường ống. Tuy nhiên, do đây là việc làm trực tiếp gây ảnh hưởng môi trường biển nên UBND xã Phú Diên yêu cầu người dân ngừng việc bắc đường ống xả nước thải sinh hoạt ra bờ biển .

Ông Nguyễn Chiến, năm nay 70 tuổi, một trong số hộ dân ở xóm lo lắng: “Nếu không cho bắc đường ống dẫn nước thải ra bờ  cát thì chúng tôi không biết phải làm sao. Nhờ cách làm này, nhiều năm qua tình trạng ruồi muỗi và mùi hôi thối bay vào nhà không còn. Giờ tái diễn lại tình trạng đó thì khó sống lắm”.

Trước tình trạng môi trường biển đang có nguy cơ bị ô nhiễm, để kêu gọi người dân nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường biển, Bí thư Đảng ủy xã Phú Diên, ông Nguyễn Bá Tán nói rõ quan điểm: “Bằng mọi giá phải chấm dứt tình trạng đưa nước thải sinh hoạt ra biển. Tuy nhiên, về phía chính quyền địa phương phải cùng người dân tìm phương án tốt nhất để giải quyết tình trạng trên”.

Chủ tịch UBND xã Phú Diên, ông Hoàng Trọng Đoài, cho biết, sau khi xem xét thực tế, xã đã tổ chức nhiều buổi họp dân để lấy ý kiến. Có nhiều phương án, nhưng hầu hết không khả thi, như việc thụ động chờ Nhà nước làm hệ thống thoát nước bờ biển là không thể; phương án xây hầm rút chung ở bờ kè thì người dân thực hiện nhiều lần dù phải đóng góp từ 3 đến 4 triệu đồng/hộ, nhưng không hầm rút nào chịu được qua 1 mùa mưa bão… Phương án khả thi nhất là mỗi hộ tự xây dựng một hầm rút rộng khoảng 2m2 trong khuôn viên nhà mình thì sẽ vừa đủ xử lý nước sinh hoạt của gia đình mình.

Ông Nguyễn Văn Đợi, người dân ở đây cho biết: “Đặc thù là vùng đất cát nên việc xây hầm rút đúng quy cách với chúng tôi không khó, tốn kém cũng không nhiều nên bà con đa số đều hưởng ứng”.

Đến nay, một số hộ ở dân ở đây đã tiến hành xây hầm rút trong khuôn viên nhà. Tuy nhiên, đối với các hộ làm nghề thu mua hải sản tươi sống, để xây hầm rút đủ xử lý được khối lượng lớn nước thải hàng ngày phù hợp với cần có sự đầu tư quy mô, tốn kém nên còn chần chừ. Chính quyền địa phương đang tiếp tục vận động, tuyên truyền để các hộ dân nhận thức được việc xây hầm rút không chỉ cần thiết cho công việc của họ mà còn bảo đảm vệ sinh chung cho làng xóm và góp phần bảo vệ môi trường biển. Nếu mô hình thành công thì có thể nhân rộng ra các khu dân cư khác.

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

    热门排行

    友情链接