Đó là chia sẻ của ông Hoàng Lâm,êuchuẩnchấtlượngđảmbảogiátrịbềnvữngchosảnvậtViệkqbd h1 anh Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3) tại Hội thảo phát triển thương hiệu cho nông sản Việt, cơ hội và thách thức được tổ chức chiều 18/4.
Tại Hội thảo, các đại biểu và doanh nghiệp đã cùng chia sẻ thông tin về sản vật dưới góc nhìn chuyên môn về sở hữu trí tuệ, vấn đề quản trị quy trình chất lượng để đảm bảo giá trị bền vững cho sản vật, cách thức vượt rào cản thương mại quốc tế cũng như quảng bá sản vật Việt đến cộng đồng trong và ngoài nước.
Đến nay, cả nước có 49 sản vật được cấp Chỉ dẫn địa lý. Thực tế cho thấy, nhiều sản vật sau khi được cấp quyền sở hữu trí tuệ đã có những bước tiến lớn, trở thành hàng hóa giá trị cao. Tuy nhiên, không ít những sản vật sau khi được cấp Chỉ dẫn địa lý lại có xu hướng đi xuống do bị khai thác cạn kiệt, chất lượng suy giảm, bị làm giả... dẫn đến thương hiệu của sản vật đối mặt với nguy cơ biến mất.
Theo ông Lê Ngọc Lâm, để hạn chế tình trạng này, trong thời gian tới, các tổ chức, cá nhân muốn đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản vật phải tìm hiểu kỹ các quy định về sở hữu trí tuệ.