Mặc dù đã luật hoá quy định việc thu và sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư (2% tổng giá trị căn hộ) nhưng nhiều chủ đầu tư vẫn chây ì không trả cho ban quản trị. Cư dân hàng loạt chung cư Hà Nội khổ sở đi đòi lại phí bảo trì lên đến hàng trăm tỷ đồng. Câu chuyện phí bảo trì ở toà nhà Keangnam (Phạm Hùng,íbảotrìchungcưDânchungcưHàNộitrầydatrócvảyđiđògiải serie b Từ Liêm, Hà Nội) là ví dụ điển hình cho hàng loạt các tranh chấp liên quan đến số tiền bảo trì này. Đây là toà nhà có số tiền bảo trì lên đến cả trăm tỷ đồng và cũng là chung cư tranh chấp kéo dài nhất liên quan số tiền này. Ban Quản trị toà nhà cùng cư dân nhiều lần kêu cứu lên Thủ tướng để đòi lại tiền phí bảo trì nhưng nhiều năm trôi qua, số tiền này vẫn chưa về tài khoản của Ban Quản trị toà nhà. Sau 6 năm đấu tranh, cho đến đầu tháng 4 vừa qua, chủ đầu tư mới hoàn trả hết số tiền 120 tỷ đồng tiền phí bảo trì. Ông Nguyễn Văn Cẩn, Trưởng Ban Quản trị toà nhà Keangnam cho biết: “Chúng tôi nhiều năm đấu tranh với chủ đầu tư mới đòi được hết số tiền. Chủ đầu tư cũng không trả ngay một lúc và cứ 3 tháng trả 20 tỷ đồng. Rõ ràng là số tiền của chúng tôi nhưng khi đi đòi cũng khổ sở và trầy trật mãi mới đòi được”. Không phải cư dân toà nào cũng may mắn như toà Keangnam, nhiều toà nhà ở Hà Nội cũng đang trong tình trạng khóc dở mếu dở vì không đòi được tiền phí bảo trì. Hàng trăm cư dân chung cư Hồ Gươm Plaza ở Mộ Lao (Hà Đông, Hà Nội) không ít lần căng băng rôn đòi chủ đầu tư là Công ty Cổ phần May Hồ Gươm không chịu bàn giao gần 20 tỷ đồng tiền phí bảo trì của tòa nhà. Đại diện Ban Quản trị chung cư Hồ Gươm Plaza cho biết, mặc dù các cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc, liên tục yêu cầu Công ty Hồ Gươm phải trả lại phí bảo trì và công ty này cũng đã cam kết trả vào tháng 8/2016, nhưng cho đến giờ vẫn chưa trả hết. Được biết, trong khoảng 20 tỷ đồng thì chủ đầu tư mới chuyển trả 2 tỷ đồng vào tài khoản của cư dân. Và đến nay, cư dân vẫn tiếp tục đấu tranh, gửi đơn thư tới các cơ quan chức năng để đòi khoản phí bảo trì tiền tỷ này và kiến nghị giải quyết nhiều sai phạm khác của chủ đầu tư tại dự án. Căng thẳng hơn khi không có tiếng nói chung với chủ đầu tư, Ban Quản trị đơn nguyên 1 và 3 tòa nhà CT3, KĐT mới Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã chính thức đệ đơn lên Tòa án nhân dân quận Tây Hồ kiện chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Sông Hồng khi cố tình chây ì bàn giao hơn 6 tỷ đồng phí bảo trì. Ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng Phòng phát triển nhà ở (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, việc thu phí bảo trì đã quy định trong luật nên cả người mua và chủ đầu tư phải tuân theo. Luật cũng đã quy định rõ ràng, khi thu phí 2%, chủ đầu tư phải lập tài khoản riêng chứ không sử dụng tài khoản chung của chủ đầu tư. Tài khoản riêng này sẽ được trao cho Ban Quản trị toà chung cư. Nếu chủ đầu tư làm trái luật sẽ bị cơ quan chức năng xử lý theo đúng quy định. Theo ông Đạm, mọi sự trây ì, chậm trễ bàn giao đều trái luật. Khi bàn giao cho Ban quản trị mà thành viên Ban quản trị sử dụng số tiền bảo trì sai mục đích cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Luật đã quy định, chúng ta phải làm theo, ai sai sẽ phải chịu trách nhiệm. Theo thống kê của Sở Xây dựng, Hà Nội có khoảng hơn 600 chung cư nhưng số chung cư đã bàn giao quỹ bảo trì chỉ khoảng 20%. Hàng loạt chung cư khác trên địa bàn Hà Nội như Sky City, Tổ hợp chung cư NO5 Trung Hòa - Nhân Chính… cũng rơi vào chây ì bàn giao phí bảo trì. Theo Tiền phong Chưa hết ô nhiễm, cư dân Khu đô thị Dương Nội lại “khóc” với quỹ bảo trìKhông những chịu cảnh ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, cô lập vì ngập lụt, cư dân sống tại Khu đô thị Dương Nội do Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư còn bức xúc vì nhiều tồn tại khác tại dự án này. |
|