【u-23 uzbekistan – u-23 hồng kông】Ngành dệt may
作者:World Cup 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 20:58:56 评论数:
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong 10 tháng đầu năm 2015 đạt 17,3 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ. Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự kiến, năm 2015, tăng trưởng XK dệt may sẽ đạt khoảng 9-11%, thấp hơn khá nhiều so với mức tăng 18% của năm ngoái.
Đáng chú ý, các doanh nghiệp xuất khẩu đã có đơn hàng ổn định đến hết năm, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý I-2016.
Có thể thấy, thị trường dệt may trở nên sôi động một phần là do tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã và đang tham gia đàm phán, ký kết như FTA Việt Nam-EU, FTA Việt Nam- Liên minh Kinh tế Á-Âu, đặc biệt là TPP.
Bên cạnh những lợi ích mà FTA mang lại, một vị lãnh đạo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng không “né tránh” những khó khăn mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp phải khi muốn hưởng những lợi ích đó.
Ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng giám đốc Vinatex cho hay, trong năm nay, Vinatex đã triển khai nhiều hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng để chuẩn bị đón đầu các hiệp định thương mại đã được ký kết.
Cụ thể, bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy sợi như Phú Cường, Dệt Quảng Nam…, Tập đoàn cũng chuẩn bị xây dựng khu công nghiệp tập trung đặt tại Nam Định. Nhiều dự án nhà máy may cũng hoàn thành và chuẩn bị đi vào hoạt động như nhà máy may tại Bạc Liêu, Cần Thơ, Tuyên Quang, Thái Bình.
Để tận dụng tốt nhất những cơ hội khi ký kết TPP, Việt Nam phải hoàn thiện được chuỗi khép kín sản xuất dệt may. Song theo ông Dũng, hiện tại, từ sợi đến dệt đã được kết nối nhưng khâu hoàn tất vải rất khó khăn bởi “hầu như đi đến địa phương nào, các dự án nhuộm vải cũng bị từ chối vì nước thải rất độc hại”.
“Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp khi hội nhập là nguồn cung vải” ông Dũng nhận định và cho rằng, nếu có khu xử lý nước thải tập trung để hoàn tất thì sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư cung cấp nguồn cung về vải.
Do vậy, “Nhà nước cần đứng lên chủ trì xây dựng một khu xử lý nước thải tập trung để “gỡ khó” cho các doanh nghiệp dệt may trong khâu vải”, ông Dũng đề xuất.
Nói về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đề nghị Vinatex có đề xuất cụ thể hơn về khu xử lý nước thải dệt may và các bộ, ngành sẵn sàng đồng hành với ngành dệt may.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tốc độ nhập khẩu vải phục vụ sản xuất hàng may mặc xuất khẩu và tiêu dùng nội địa của ngành dệt may Việt Nam trong năm 2014 vẫn tiếp tục tăng mạnh, với mức tăng 12.27% so với 2013, đạt 9,428 tỷ USD.
Trong 9 tháng đầu năm 2015, khối lượng vải nhập khẩu tăng 8,7%, đạt 7,462 tỷ USD. Ước tính, nhập khẩu vải quý IV-2015 đạt 2,95 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, năm 2015 Việt Nam có thể sẽ chi khoảng 10 tỷ USD để nhập khẩu vải.