当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【bong da map】Sơ lược về sản phẩm chứng quyền có bảo đảm

so luoc ve san pham chung quyen co bao damƯu và nhược điểm của sản phẩm chứng quyền có bảo đảm
so luoc ve san pham chung quyen co bao damSản phẩm chứng quyền có bảo đảm: Không nên "chơi để biết"!
so luoc ve san pham chung quyen co bao damChứng quyền có bảo đảm sẽ ra mắt thị trường chứng khoán vào cuối tháng 6
so luoc ve san pham chung quyen co bao dam
Sản phẩm chứng quyền có bảo đảm sẽ được ra mắt vào ngày 28/6.

Theơlượcvềsảnphẩmchứngquyềncóbảođảbong da mapo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, sản phẩm chứng quyền có bảo đảm là sản phẩm chứng khoán cho phép người sở hữu có quyền (không phải là nghĩa vụ) bán hoặc mua tài sản tài chính cơ sở (thường là cổ phiếu, chỉ số,...) tại một mức giá được xác định trước, vào hoặc trước một thời điểm được xác định. Chứng quyền có bảo đảm do các định chế tài chính (thường là các ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán) phát hành và được niêm yết, giao dịch trên các sở giao dịch chứng khoán.

Chứng quyền có bảo đảm được giao dịch trên thị trường chứng khoán cơ sở, có cơ chế giao dịch và thanh toán tương tự như các sản phẩm chứng khoán cơ sở khác như cổ phiếu, trái phiếu. Chứng quyền có bảo đảm là một sản phẩm phổ biến tại nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới với các tên gọi khác nhau như: Chứng quyền có bảo đảm - Covered Warrant (Anh, Đức, Úc, Canada), chứng quyền phái sinh - Derivatives Warrant (Hồng Kông, Thái Lan), chứng quyền cơ cấu - Structured Warrant (Malaysia), chứng quyền mua/bán - Call/put Warrant (Đài Loan), chứng quyền gắn với cổ phiếu - Equity-linked warrant (Hàn Quốc).

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, theo định nghĩa tại Nghị định số 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ, chứng quyền có bảo đảm là chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở (bao gồm cổ phiếu, chỉ số hoặc chứng chỉ quỹ ETF) cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.

Chứng quyền có bảo đảm được phân thành các loại sau:

Căn cứ vào quyền của người nắm giữ: chứng quyền được phân thành chứng quyền mua và chứng quyền bán. Chứng quyền mua cho phép người nắm giữ mua chứng khoán cơ sở tại một mức giá, tại hoặc trước một thời điểm được xác định trước. Chứng quyền bán cho phép người nắm giữ được quyền bán chứng khoán cơ sở tại một mức giá, tại hoặc trước một thời điểm được xác định.

Căn cứ thời điểm thực hiện quyền: chứng quyền được phân thành hai kiểu là chứng quyền kiểu Châu Âu và chứng quyền kiểu Mỹ. Chứng quyền kiểu Châu Âu cho phép người sở hữu thực hiện quyền tại ngày đáo hạn. Chứng quyền kiểu Mỹ cho phép người sở hữu được thực hiện quyền tại bất cứ thời điểm nào trước ngày đáo hạn của chứng quyền.

Căn cứ vào phương thức thực hiện quyền: có hai phương thức thực hiện quyền là chuyển giao vật chất và thanh toán bằng tiền. Phương thức chuyển giao vật chất là việc vào ngày thực hiện quyền tổ chức phát hành chứng quyền phải chuyển giao các chứng khoán cơ sở cho người sở hữu chứng quyền tại mức giá được xác định trước. Phương thức thanh toán bằng tiền là việc tổ chức phát hành chứng quyền thanh toán phần chênh lệch giữa giá thị trường vào thời điểm thực hiện quyền và giá xác định khi chứng quyền được phát hành.

Trong giai đoạn đầu, Bộ Tài chính dự kiến triển khai sản phẩm chứng quyền có bảo đảm có cấu trúc và phương thức thực hiện đơn giản mà hầu như các nước trên thế giới đều triển khai lúc ban đầu. Đó là sản phẩm chứng quyền mua dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu niêm yết, thực hiện quyền kiểu Châu Âu và có phương thức thanh toán bằng tiền. Chứng khoán cơ sở của chứng quyền là các cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và đáp ứng các tiêu chí về giá trị vốn hóa, khối lượng hoặc giá trị giao dịch, tỷ lệ tự do chuyển nhượng, kết quả kinh doanh…

分享到: