【bảng xếp hạng bóng đá ireland】Cầu nối giữa chính quyền với người dân
Nhận thức rõ vai trò của mình trong việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc,ầunốigiữachnhquyềnvớingườbảng xếp hạng bóng đá ireland những năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) các cấp trong tỉnh đã thực hiện tốt vai trò mặt trận trong vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới (NTM), giữ gìn an ninh trật tự, phát triển đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.
Lợi ích tổ nhân dân tự quản
Xây dựng tổ nhân dân tự quản là một hình thức được áp dụng tại nhiều địa phương, mang lại hiệu quả thiết thực, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân. Trong quá trình tự quản, ban công tác Mặt trận đóng vai trò rất quan trọng. Thực tế, nếu được tổ chức tốt sẽ tạo bước phát triển về mọi mặt ở cơ sở, tạo nên sức mạnh cộng đồng phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Thông qua mô hình “Ấp không sử dụng xung điện” do Ủy ban MTTQVN thị trấn Cây Dương thực hiện, nhiều hộ dân đã tự nguyện giao nộp bộ xung điện.
Từ lâu, hiệu quả mô hình Tổ nhân dân tự quản kiểu mẫu đã giúp đời sống văn hóa, tinh thần của người dân khu vực 3, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, nâng lên đáng kể. Tổ có gần 40 hộ, tất cả đều có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, cần cù trong lao động, sản xuất; rất có trách nhiệm trong xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp; chấp hành tốt chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước… Bà Phạm Thị Chè, ở khu vực 3, cho biết: “Mỗi phong trào địa phương phát động đều mang đến lợi ích thiết thực, làm thay đổi bộ mặt khu vực. Khi tham gia Tổ nhân dân tự quản kiểu mẫu, bản thân tôi rất mừng vì từng thành viên trong gia đình biết xây dựng cho mình nếp nghĩ, cách làm mang lại nhiều lợi ích cho gia đình và xã hội”.
Qua thông tin từ tổ nhân dân tự quản, nhiều địa phương nắm được dư luận để có những định hướng đúng đắn, kịp thời. Ông Nguyễn Vũ Bình, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Sau khi được người dân thông báo về tình hình đánh bắt cá bằng xung điện ở ấp Hưng Phú, MTTQVN thị trấn Cây Dương phối hợp với công an xây dựng mô hình “Ấp không sử dụng xung điện”. Qua thời gian triển khai, rà soát, tổ chức tuyên truyền, vận động, đến nay hầu hết người sử dụng xung điện đánh bắt cá đã đem giao nộp. Mô hình này tạo được sự đồng thuận của người dân trong ấp, thời gian tới chúng tôi sẽ nhân rộng sang các ấp khác”.
Ông Từ Thanh Út Anh, ở ấp Hưng Phú, chia sẻ: “Gia đình khó khăn nên trước đây tôi sử dụng xung điện để đánh bắt cá, nhưng giờ nghe địa phương vận động, bà con xung quanh góp ý, tôi hiểu được những mặt không tốt nên tự giao nộp bộ xung điện. Giờ vợ chồng cố gắng chăm sóc 2 công cam sành, lúc rảnh rỗi thì đi phụ hồ kiếm thêm thu nhập”.
Cùng xây dựng NTM
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có hàng trăm hộ gia đình hiến đất, đóng góp hàng tỉ đồng và nhiều ngày công lao động để xây dựng kết cấu hạ tầng, làm đường giao thông nông thôn. Nguồn quỹ vận động từ chương trình “An sinh phúc lợi xã hội” được Ủy ban MTTQVN các cấp phối hợp xây dựng công trình dân sinh, y tế, trường học với số tiền trên 87 tỉ đồng. Các cấp mặt trận còn vận động người dân tham gia Chiến dịch giao thông, thủy lợi và trồng cây với số tiền trên 80 tỉ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 50 tỉ đồng.
Nhờ phát huy tốt vai trò của Ủy ban MTTQVN và các tổ chức thành viên trong vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM, đến nay toàn tỉnh có 13 xã đạt các tiêu chí NTM, 10 phường đạt văn minh đô thị. Đặc biệt, thị xã Ngã Bảy được công nhận đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn NTM.
Ở xã Đông Phước A, huyện Châu Thành có mô hình “Ngày thứ sáu cuối tháng lắng nghe dân nói” được Ủy ban MTTQVN xã thực hiện rất có ý nghĩa. Bà Nguyễn Thị Thu, ở ấp Phước Long, nói: “Thông qua các buổi gặp gỡ, người dân có quyền bày tỏ quan điểm của mình về một số mặt mà địa phương làm được, chưa được để cùng nhau sửa chữa và thực hiện tốt hơn. Ngoài ra, tham gia các buổi đối thoại, người dân còn hiểu rõ thêm về các chính sách mới”.
Gần 2 tháng nay, người dân ở ấp Láng Sen A, xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, rất phấn khởi khi cây cầu tre được thay thế bằng cây cầu xi măng vững chắc. Cây cầu được xây dựng bằng nguồn vận động xã hội hóa với tổng số tiền trên 250 triệu đồng. Ông Nguyễn Tấn Hưng, ở ấp Láng Sen, người đóng góp 100 triệu đồng xây dựng cầu, chia sẻ: “Trước đây, khi chưa xây dựng cầu xi măng, cầu khỉ cũng do tôi tự mua tre, mua cây về bắc, giờ địa phương vận động xây cầu, tôi góp một phần để giúp bà con đi lại thuận lợi, đặc biệt là những người lớn tuổi, học sinh không còn phải đi qua cầu khỉ cheo leo”.
“Đi đôi với tuyên truyền, vận động nhân dân hăng hái tham gia hưởng ứng chương trình xây dựng NTM, Ủy ban MTTQVN các cấp ở thị xã còn vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ trong thực hiện chức năng giám sát, phát huy hiệu quả vai trò của Ban thanh tra nhân dân và Ban giám sát cộng đồng đảm bảo công khai, minh bạch các quy hoạch, đề án, tạo sự đồng thuận khi triển khai thực hiện, nhất là việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn đóng góp của nhân dân trong đầu tư xây dựng cơ bản”, ông Lê Văn Sáu, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN thị xã Ngã Bảy, cho biết.
Bài, ảnh: NHƯ NGUYỆT