【tỷ số trực tiếp 7m】Tránh “nhà nhà” đầu tư KCN chuyên sâu

 人参与 | 时间:2025-01-10 00:11:54

tranh nha nha dau tu kcn chuyen sau

Nhà nước cần có chính sách định hướng về loại hình KCN chuyên sâu Ảnh: ST.

“Nhà nhà” làm KCN chuyên sâu

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) là một trong những địa điểm được nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhắm đến vì có hệ thống cảng nước sâu,ánhnhànhàđầutưKCNchuyênsâtỷ số trực tiếp 7m hạ tầng giao thông tốt. Theo Sở KHĐT BR-VT, hiện có 3 địa điểm ưu tiên xây dựng KCN chuyên sâu là KCN Phú Mỹ III, phân khu B1- KCN Tiến Hùng và phân khu B1- KCN Đại Dương để thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ. 3 địa điểm này xét theo tiêu chí có quy mô nhỏ, có vị trí thuận lợi về giao thông nên rất phù hợp để phát triển KCN chuyên sâu.

Bà Trần Thị Hường - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh BR - VT cho biết, KCN Phú Mỹ III sẽ dành cho các DN vừa và nhỏ (DNVVN) ngành cơ khí chế tạo của Nhật Bản. Hai KCN còn lại là B1- Tiến Hùng và B1- Đại Dương đang trong quá trình hoàn chỉnh hạ tầng và gặp gỡ các DN Nhật Bản để tham khảo mô hình nhà xưởng, đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư.

Ngoài các KCN trên, tỉnh BR - VT cũng đề nghị cho mở rộng khu vực cụm công nghiệp Đá Bạc quy mô lên 1.000ha để xây dựng các nhà xưởng dành cho các dự án đầu tư công nghiệp hỗ trợ của DN Nhật Bản theo đề nghị của doanh nghiệp vùng Kawasaki.

Tại TP.HCM, ông Vũ Văn Hòa, Trưởng ban Quản lý KCX - KCN TP.HCM (Hepza) cho biết, TP.HCM đang muốn hình thành một liên doanh với đối tác Nhật Bản để phát triển một phần trong diện tích khoảng 600 ha của KCN Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) ở giai đoạn 2 thành KCN chuyên sâu cho công nghiệp phụ trợ. Ngoài ra, Thành phố cũng muốn hợp tác với đối tác Nhật để phát triển KCN Tân Phú Trung thành KCN riêng cho các nhà đầu tư Nhật.

Tỉnh Đồng Nai cũng đề xuất Chính phủ cho phép thành lập phân khu dành cho các nhà đầu tư Đức tại KCN Long Thành nhằm thu hút các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp chế tạo linh kiện, phụ tùng ô tô.

Tránh lãng phí, chồng chéo

Đồng nhất với việc hình thành các KCN chuyên sâu cho nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên GS.TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, Nhà nước cần có chính sách định hướng về loại hình KCN này cho các tỉnh thành phố trong toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, tránh tình trạng “nhà nhà” làm KCN chuyên sâu mà không phát huy được thế mạnh của mình, cũng như tình trạng chồng chéo trong thu hút đầu tư, lãng phí nguồn lực. Bên cạnh đó cần xây dựng các quỹ đặc thù riêng, hình thành tổ chức đầu mối để thực hiện sự quản lý nhà nước và nhanh chóng ban hành các quy phạm pháp luật để quản lý, tạo điều kiện cho việc xã hội hóa đầu tư qua các hình thức hợp tác công - tư (PPP) hay vốn ODA.

Theo ông Hideo Okubo, GĐ điều hành Tập đoàn tư vấn đầu tư Forval (Nhật Bản), hiện nay đa phần các DN Nhật Bản quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam là các DNVVN ngành công nghiệp phụ trợ với số lao động chỉ dưới 50 người.

Các DN này thường chỉ đầu tư vào các KCN có điều kiện vật chất hoàn thiện và chỉ thuê lại nhà xưởng diện tích khoảng 300 - 500 m2. Tuy nhiên do họ sử dụng máy móc, kỹ thuật và công nghệ sản xuất cao để tạo ra các sản phẩm, linh kiện, chi tiết máy móc có giá trị gia tăng nên cần nguồn nhân lực và môi trường sản xuất phù hợp, không thể nằm chung với DN dệt may, da giày hay chế biến thực phẩm.

Vì vậy, ông Hideo Okubo cho biết, điều kiện quan trọng nhất để thu hút các DNVVN Nhật Bản là phải xây dựng KCN chuyên sâu và các KCN tiến tới phát triển đô thị nhỏ, có đầy đủ hạ tầng thương mại và xã hội. Ngoài ra còn phải có các mô hình dịch vụ trọn gói cho nhà đầu tư, bảo đảm công khai minh bạch các loại phí, giá dịch vụ như: dịch vụ pháp lý, dịch vụ xuất nhập khẩu, logistics, cung ứng nhân sự, dịch vụ lo đời sống cho người lao động, dịch vụ kế toán, khai báo thuế, dịch thuật…

Ông Mitsuhiro Mori, Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản tại TP.HCM cho rằng, việc chuẩn bị được hạ tầng KCN dành riêng cho các DN Nhật Bản là chưa đủ mà Ban quản lý các KCN cần hỗ trợ quá trình đầu tư cho DN ngay từ thời điểm ban đầu về: thủ tục cấp giấy phép đầu tư, hải quan, thuế, tìm nguồn lao động, đặc biệt là phiên dịch tiếng Nhật. Vì đặc thù của DNVVN là nguồn vốn, khả năng tìm hiểu chính sách và ngoại ngữ hạn chế.

“Chính phủ Việt Nam cũng cần có các văn bản quy định rõ hơn về phẩm cấp kỹ thuật của DN trong KCN chuyên sâu, thủ tục đăng ký ngành nghề, cập nhật thay đổi về chính sách hải quan, thuế, cũng như các ưu đãi về tài chính, đất đai, hạ tầng, đầu tư, nguồn nhân lực …”, ông Mitsuhiro Mori kiến nghị.

Quang Duy

顶: 8踩: 8514