【lịch bóng đá hnay】Tự chủ thanh toán sẽ giảm rủi ro
Dễ bị ép
Đại diện Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam khi trao đổi với phóng viên Báo Hải quan cho biết,ựchủthanhtoánsẽgiảmrủlịch bóng đá hnay hàng trăm container hồ tiêu, cà phê hiện đang bị khách hàng tại thị trường Trung Đông trả về hoặc bị khách hàng kiếm cớ trây ì, “khất” thanh toán tiền. Nguyên nhân là bên cạnh một số hàng hóa bị trả về do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vẫn tồn tại chất cấm theo quy định của nước NK thì phần lớn do ngân hàng của các quốc gia Trung Đông siết chặt thanh khoản nên phía đối tác chưa có tiền để trả cho DN Việt Nam.
Ông Nguyễn Đức Tụng, Chánh văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, các sản phẩm hồ tiêu của Việt Nam tập trung phần lớn tại thị trường châu Á, đặc biệt là vùng Trung Đông do đây là thị trường khá dễ tính, không khắt khe về chất lượng như các quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, mặc dù mua sản phẩm của Việt Nam nhưng Trung Đông cũng là thị trường trung chuyển, chỉ giữ lại một số ít phục vụ thị trường nội địa. Do đó, thời gian gần đây khi kinh tế khó khăn, DN của thị trường này không bán được hàng nên mới xảy ra tình trạng “găm hàng” và “khất nợ” như vậy.
Cũng theo ông Tụng, mặc dù giữa DN Việt Nam và bạn hàng đã có sự ràng buộc bằng hóa đơn mua bán theo hình thức L/C, cũng có ghi kỳ hạn đầy đủ nhưng khách hàng lại viện đủ lý do để kéo dài thời gian thanh toán. Thậm chí, trong một diễn biến xấu hơn, DN Việt Nam có thể bị khách hàng kiếm cớ để ép xuống mức giá thấp hơn, nhưng DN nước ta cũng không thể làm gì được vì hàng đã nằm trong kho của đối tác.
Với tình trạng tương tự, theo ông Phạm Vũ Hà, Tổng thư ký Hiệp hội Sắn Việt Nam, bên cạnh những DN XK uy tín, nhiều DN XK sắn với quy mô nhỏ vẫn chấp nhận “bán nợ” cho khách hàng (giao hàng trước, trả tiền sau), bất chấp rủi ro miễn là hàng bán đi được. Với hình thức này, phía Hiệp hội đã đưa ra khuyến cáo nhưng các DN này viện lý do đây là khách hàng quen thuộc, DN đủ khả năng chi phối và kiểm soát khách hàng nên mới sẵn sàng “bán nợ” cho họ.
Có một thực tế là nhiều DN Việt Nam tỏ ra khá chủ quan khi được hỏi về phương thức thanh toán, đa phần lý do được đưa ra là vì khách hàng quen thuộc, đã có mối quan hệ làm việc lâu năm. Bên cạnh đó, nếu là các DN gia công thì phương thức thanh toán lại càng ít được chú trọng. Theo đại diện một DN chuyên gia công, sản xuất linh kiện điện tử, do là nhà máy gia công đặt tại Việt Nam là công ty con của một tập đoàn lớn Nhật Bản, nên sản phẩm Công ty làm ra đều sẽ bán về công ty mẹ, sau đó mới được chỉ định xuất hàng sang bên thứ ba. Còn nếu là sản phẩm tự gia công để bán ra bên ngoài, Công ty sẽ chủ động làm hợp đồng theo hình thức L/C. Tuy nhiên, số lượng đơn hàng này không nhiều, giá trị cũng không lớn, hợp đồng đã làm theo đúng quy chuẩn quốc tế nên DN không có nhiều lo lắng về những rủi ro từ phía khách hàng.
DN cần nắm quyền chủ động
Bên cạnh một số DN còn khá thờ ơ, thì các DN XK có uy tín đều đã nhận thức và chú trọng hơn vào các phương thức thanh toán, đặc biệt là những mặt hàng còn gặp nhiều khó khăn trong giao dịch, dễ bị khách hàng ép giá do cung vượt cầu như gạo, cao su, cà phê…
Ông Hồ Minh Khải, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ đỏ (DN XK gạo) cho biết, khi buôn bán với khách hàng, Công ty luôn cố gắng nắm quyền chủ động trong thanh toán bằng cách làm các hợp đồng đầy đủ với cơ sở pháp lý cao, theo chuẩn mực quốc tế để tránh những rủi ro có thể gặp phải và cũng sẽ tạo được nhiều lợi thế nếu hai bên xảy ra tranh chấp. Hơn nữa, để phòng ngừa khách hàng trây ì, không trả tiền, Công ty luôn chọn đối tác lớn, minh bạch về khả năng tài chính.
Nói thêm về vấn đề trên, ông Trần Đức Tụng cho rằng, các bên thường xảy ra tranh chấp về vấn đề đặt cọc và thời gian thanh toán, đặc biệt, khi diễn biến giá cả càng có nhiều biến động thì càng dễ xảy ra xung đột. Ví dụ như khi giá thành phẩm tăng, thì bên NK sẽ gây khó dễ để lui thời gian thanh toán chờ giá xuống, còn phía người XK lại muốn đẩy nhanh thanh toán để thu lời và ngược lại. Chính vì thế, các biện pháp thanh toán không chỉ dựa trên tính pháp lý mà các DN nên có quan điểm “sống chung với bạn”, phải có sự hài hòa về lợi ích, cùng nhau thỏa thuận, tránh những đối đầu, kiện cáo vì sẽ gây thiệt hại cho cả đôi bên.
Đồng quan điểm, ông Phạm Vũ Hà cũng khuyến nghị, các DN nên tìm ra cách giao dịch đúng, theo chuẩn mực quốc tế, tránh phá vỡ các nguyên tắc trong hợp đồng. Đặc biệt, các DN không nên tiến hành theo phương pháp “bán nợ”. Do đó, khi tiến hành thiết lập mối quan hệ làm ăn với đối tác, DN cần có sự tìm hiểu, lựa chọn những đối tác có uy tín, có khả năng tài chính lành mạnh để phòng ngừa tối đa rủi ro.
相关文章
Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
Việc ƯDCNC vào sản xuất nông nghiệp được huyện Cần Đước quan tâm, tăng cường tuyên truyền, tổ chức t2025-01-25Vietnamese defence minister calls for unity in ASEAN meeting
Vietnamese defence minister calls for unity in ASEAN meetingNovember 18, 2019 - 08:172025-01-25Party leader, President meets Lao counterpart
Party leader, President meets Lao counterpartOctober 29, 2019 - 09:212025-01-25Former top official receives warning for violations
Former top official receives warning for violationsNovember 05, 2019 - 10:002025-01-25Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
Ngày 23/8, Công an huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) phối hợp với Công an xã Lon2025-01-25- PM attends ASEAN-China SummitNovember 03, 2019 - 20:422025-01-25
最新评论