'Nét' trưng bày hơn 50 bức thuộc bộ sưu tập tranh Lưu Công Nhân đồ sộ nhất từ trước tới nay. Triển lãm được tổ chức nhằm tưởng niệm 10 năm ngày mất của cố họa sỹ Lưu Công Nhân. Họa sỹ Lê Thiết Cương,ậnmắtchiecircmngưỡngnhữngtuyệtphẩmcủadanhhọaLưkết quả bóng đá giải hạng 2 nhật bản giám tuyển của triển lãm, cho biết anh quyết tâm hiện thực hóa triển lãm để thực hiện nguyện vọng của cố họa sỹ đã gửi gắm hơn 10 năm trước, mong được tổ chức một triển lãm tại Hà Nội để gặp mặt tất cả bạn bè phía Bắc một lần cuối. Rất tiếc, họa sỹ Lưu Công Nhân đã ra đi khi chưa hoàn thành ý nguyện này. 'Nét' là triển lãm cá nhân chính thức đầu tiên của họa sỹ Lưu Công Nhân tại Hà Nội kể từ sau 1975. Triển lãm mang tới nhiều tác phẩm đặc sắc và hiếm khi xuất hiện trước công chúng như bức 'Bình dân học vụ' thuộc sở hữu của nhà sưu tập Nguyễn Phúc Hưởng, bức 'Những cô gái nông trường' (hay còn có tên gọi khác là 'Trên xe tải') thuộc sở hữu của Gallery Apricot. Các tác phẩm được giới thiệu tại 'Nét' thuộc nhiều nhóm đề tài trong đó có những tác phẩm nổi tiếng thuộc các thể loại chân dung thiếu nữ, khỏa thân (nude) trên các chất liệu đa dạng như sơn dầu, giấy dó, bột mầu, phấn sáp, mầu nước, ký hoạ than chì... Trong hình là chân dung bà Trần Thị Phi Phụng (giữa), phu nhân cố họa sỹ. Ông Mizuki Endo, Giám đốc Nghệ thuật của VCCA, phát biểu: 'Triển lãm sẽ kể với chúng ta rất nhiều câu chuyện về hội họa, về cách chúng ta cảm nhận vẻ đẹp từ những tác phẩm này. Hãy lắng lại ít nhất 1 phút trước mỗi tác phẩm. Qua đó, bạn có thể thấy sâu hơn từng lớp từng lớp những nét vẽ tuyệt vời của họa sỹ Lưu Công Nhân.' Ông cũng cho biết mình ngưỡng mộ nét tài hoa và phong cách hiện thực mà không tả thực của cố họa sỹ. Từ trái qua phải: họa sỹ Lê Thiết Cương, họa sỹ Đào Hải Phong, họa sỹ Mai Long, họa sỹ Trần Lưu Hậu (hai bạn học cũ của họa sỹ Lưu Công Nhân), nhà sưu tập Nguyễn Phúc Hưởng và ông Lưu Quốc Bình (con trai thứ của họa sỹ Lưu Công Nhân). Sự góp mặt của các họa sỹ kỳ cựu của làng mỹ thuật Việt Nam, những người tốt nghiệp Trường Mỹ thuật khóa kháng chiến đầu tiên tại Việt Bắc (1950-1953) cùng cố Lưu Công Nhân, đã khiến rất nhiều khách tham dự xúc động. Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh & Triển lãm đang chăm chú trước bức thư pháp của họa sỹ Lưu Công Nhân viết tặng nhà sưu tập Nguyễn Phúc Hưởng: 'Hội họa đích thực không cần sự hùng biện. Hội họa đích thực vẽ bằng Tình yêu.' Buổi khai mạc nhận được sự quan tâm của đông đảo người trong giới nghệ thuật và các khán giả mộ điệu. Đây là sự kiện đầu tiên thuộc dòng Triển lãm Giáo dục (Public Exhibition) bên cạnh dòng Triển lãm Ý niệm (Conceptual Exhibition - với triển lãm đầu tiên là Season 1: Tỏa). Nếu triển lãm Ý niệm là chuỗi các thực hành nghệ thuật mang tầm vóc khu vực và quốc tế thì Triển lãm Giáo dục đem tới cho công chúng cơ hội tìm hiểu sâu hơn về các nghệ sỹ bậc thầy, thành danh hoặc triển vọng của hội họa Việt Nam. Song song với triển lãm 'Nét - Lưu Công Nhân' là chuỗi hoạt động mang tên “Nét - Graffiti”. Cụ thể, vào các ngày cuối tuần (thứ 6 đến Chủ nhật) từ 25-8 đến hết 24-9, các nghệ sỹ graffiti trẻ Hà Nội và khách mời đặc biệt là họa sĩ Naze đến từ Nhật Bản sẽ cùng đưa nghệ thuật đường phố graffiti vào 'ngôi nhà nghệ thuật' VCCA. Sự tương phản và song hành giữa 'Nét' cổ điển và hiện đại, giữa thế hệ cũ và thế hệ mới... là một cuộc đối thoại nghệ thuật thú vị tại VCCA. Triển lãm 'Nét' sẽ diễn ra từ ngày 25-8 đến hết ngày 24-9 tại Trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA), B1-R3 Vincom Royal City, 72 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Ngoài ra, vào 15 giờ chiều 29-8, buổi trò chuyện về phong cách hội họa Lưu Công Nhân sẽ diễn ra tại đây. |