【bongdanet.mobi】Long An: Vướng mắc trong xử lý vi phạm về kinh doanh phân bón
Riêng trong quý 3/2018,ướngmắctrongxửlýviphạmvềkinhdoanhphânbóbongdanet.mobi lực lượng Quản lý thị trường và Thanh tra Sở Nông Nghiệp tỉnh Long An đã phát hiện và xử lý 4 trường hợp kinh doanh phân bón giả, không có giá trị sử dụng, công dụng, 32 trường hợp kinh doanh phân bón có chất lượng không phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Theo Ban chỉ đạo 389 tỉnh Long An, hiện nay hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng diễn ra ngày càng phổ biến với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, khó phát hiện, gây thiệt hại cho nông dân, ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra kiểm tra, xử lý, lực lượng chức năng còn gặp một số khó khăn.
Cụ thể, thời gian gửi thử nghiệm mẫu phân bón đến khi có kết quả kéo dài từ 1-2 tuần. Nếu phát hiện mẫu phân bón giả, kém chất lượng thì trong thời gian này cơ sở vi phạm đã bán hết số lượng phân bón vi phạm. Số lượng tên danh mục phân bón, thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trên thị trường quá lớn.
Bên cạnh đó, các đơn vị được chỉ định thử nghiệm chất lượng phân bón không được giao chỉ tiêu thử nghiệm chỉ tiêu k2 Oht (ht: hòa tan). Do đó, việc kiểm tra đối với chỉ tiêu k2 Oht của đơn vị chức năng địa phương gặp khó khăn và lúng túng trong việc xử lý. Phương pháp thử xác định chỉ tiêu chất lượng của phân bón và hàm lượng được chấp nhận giữa kết quả thử nghiệm so với hàm lượng đăng ký theo quy định tại Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 chưa rõ ràng.
Ngoài ra, việc áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 1/11/2017 của Chính phủ giữa các cơ quan chưa có sự thống nhất.
Để tháo gỡ những vướng mắc nêu trên, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Long An kiến nghị, các bộ, ngành sớm ban hành quy chuẩn quốc gia về phân bón, hạn chế danh mục tên phân bón, thuốc bảo vệ thực vật lưu hành tại Việt Nam, có quy hoạch về việc cấp giấy phép sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Quy định thẩm quyền kiểm tra xử lý vi phạm hành chính đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón của lực lượng quản lý thị trường; Hướng dẫn các phương pháp xác định chỉ tiêu chất lượng của phân bón và hàm lượng được chấp nhận giữa kết quả thử nghiệm so với hàm lượng đăng ký; Hướng dẫn thực hiện điều 17 và 20 của Nghị định số 119/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa./.