【kết quả benfica hôm nay】Hình thành sàn giao dịch chuyên biệt để thúc đẩy thị trường trái phiếu DN

作者:La liga 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 15:19:22 评论数:

hinh thanh san giao dich chuyen biet de thuc day thi truong trai phieu dn

Tốc độ phát triển TTTPDN chưa đạt như kỳ vọng

TTTPDN hiện đang nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư và Chính phủ. Trong 5 năm qua (2012 - 2017),ìnhthànhsàngiaodịchchuyênbiệtđểthúcđẩythịtrườngtráiphiếkết quả benfica hôm nay TTTPDN có sự phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân phát hành đạt 38%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng bình quân 14%/năm. Điều này cho thấy những dấu hiệu khả quan cũng như tiềm năng phát triển của TTTPDN trong thời gian tới.

Mặc dù có tiềm năng như vậy, song ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) lại đánh giá rằng, quy mô và tốc độ phát triển của thị trường chưa đạt như kỳ vọng. TTTPDN vẫn ở mức khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Dư nợ thị trường năm 2016 chỉ ở mức 5,27% GDP.

“Tình trạng này một phần do TTTPDN còn manh mún, thiếu hệ thống thông tin công khai, minh bạch, chưa tạo điều kiện để nhà đầu tư tiếp cận thông tin về các đợt phát hành cũng như thông tin về tổ chức phát hành. Các quy định còn bất cập, chưa có tính kiến tạo và chậm được thay đổi, thậm chí còn có sự thiếu đồng bộ giữa các cơ quan quản lý” – ông Quỳnh cho biết.

Không chỉ vậy, nhà đầu tư trên TTTPDN thiếu đa dạng (chủ yếu là các ngân hàng thương mại), thị trường chưa thu hút được sự tham gia của các nhà đầu tư lớn khác như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí. Ngoài ra, các sản phẩm trên TTTPDN Việt Nam còn đơn điệu, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư, đặc biệt là việc thiếu hụt các sản phẩm và công cụ phòng ngừa rủi ro, do đó chưa tạo ra sức hấp dẫn với nhà đầu tư.

Một nguyên nhân nữa khiến TTTPDN tại Việt Nam chưa tăng trưởng là do các doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam chưa thể tiếp cận thị trường này, bởi đòi hỏi về kỳ hạn quá dài so với nhu cầu của thị trường. Hiện các nhà đầu tư chính trên TTTPDN Việt Nam chủ yếu là các ngân hàng thương mại (vài năm gần đây có thêm các công ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm cũng tham gia, nhưng chỉ chiếm khoảng gần 20% giá trị đầu tư), nên kỳ hạn chủ yếu tập trung từ 3 - 5 năm. Các loại trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn dài trên 5 năm còn khá ít (ước tính chiếm khoảng 10 - 15% giá trị phát hành, chủ yếu là trái phiếu của tổ chức tín dụng, hoặc trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh thanh toán của các tổ chức quốc tế), điều này phần nào khiến TTTPDN chưa thể phát triển như kỳ vọng...

Cần sớm ban hành cơ chế mới mang tính đột phá

Để thị trường này thực sự có sức hấp dẫn, ông Trần Thanh Tân, Tổng giám đốc của Công ty Quản lý quỹ Đầu tư Việt Nam (VFM) cho rằng, cần sớm hình thành sàn giao dịch chuyên biệt; hình thành tổ chức đánh giá định mức tín nhiệm cho trái phiếu và doanh nghiệp phát hành trái phiếu (CRA). Bên cạnh đó, cần có các quy định về yêu cầu công bố thông tin tập trung đối với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

“Hiện các nhà đầu tư vào quỹ trái phiếu đang chịu thuế thu nhập tương tự như đầu cổ phiếu, trong khi đó các cá nhân đầu tư trái phiếu chính phủ trực tiếp được miễn thuế đối với lợi tức nhận được. Để khuyến khích việc đầu tư vào quỹ trái phiếu và góp phần gia tăng tham gia đầu tư của các quỹ trái phiếu trên thị trường, Bộ Tài chính nên có ưu đãi thuế đối với người đầu tư tham gia đầu tư vào quỹ trái phiếu” - ông Tân đề xuất.

Chia sẻ vấn đề này, ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam cho biết, TTTPDN chưa bứt phá, phát triển là do mảng này các doanh nghiệp làm chưa tốt, thanh khoản gần như không có và đa phần là các ngân hàng tư vấn phát hành cho doanh nghiệp chính là ngân hàng mua luôn số trái phiếu đó, như vậy là không có thanh khoản trên thị trường. Cần phát triển thị trường có nhiều nhà đầu tư tham gia, bản thân công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp cần phải có chuẩn mực nhất định trên thị trường để đảm bảo tính minh bạch cho thị trường.

Cũng với mong muốn tạo cú huých thúc đẩy TTTPDN, ông Đỗ Ngọc Quỳnh cho biết, hiện VBMA đang trong quá trình thảo luận, đóng góp ý kiến với Bộ Tài chính xây dựng Dự thảo sửa đổi Nghị định 90/2011/ND-CP về phát hành TPDN. Đây là Nghị định rất quan trọng và có nhiều điểm mới có thể tác động mạnh đến thị trường, tạo hành lang pháp lý rõ ràng hơn cho thị trường phát triển.

Bên cạnh đó, cần có các cơ chế hỗ trợ từ cơ quan quản lý cho sự ra đời của các công ty mức tín nhiệm và tổ chức đại lý định giá trái phiếu doanh nghiệp có chuyên môn, hiểu biết sâu sắc về thị trường. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra lộ trình cụ thể trong việc triển khai các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro, đặc biệt là rủi ro tỷ giá, cũng như các cơ chế ưu đãi đầu tư nhằm thu hút các đối tượng nhà phát hành có chất lượng cũng như các đối tượng nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia thị trường…

Rõ ràng, điều kiện phát triển thị trường TPDN chỉ với nỗ lực từ phía nhà quản lý là không đủ. Do vậy, các doanh nghiệp mong muốn phát hành trái phiếu cũng cần chuẩn bị minh bạch hóa thông tin, tạo điều kiện cho các quyết định đầu tư cũng như tăng tính thanh khoản cho thị trường.

最近更新