当前位置:首页 > Thể thao

【kết quả bóng đá italia đêm qua】Thiết thực với áo phao thông minh

Thời gian hoàn thiện một chiếc áo phao thông minh thủ công tầm 2 ngày. (Ảnh: NVCC)

Hai “nhà sáng chế” tạo nên chiếc áo phao độc đáo này là Ngô Lê Ngọc Thảo Linh và Ngô Phan Thế Đạt,ếtthựcvớiáophaothôkết quả bóng đá italia đêm qua học sinh lớp 10B1, Trường THPT A Lưới. Thế Đạt chia sẻ: “Có rất nhiều vụ đuối nước thương tâm xảy ra, nguyên nhân là không có áo phao, có áo mà không xác định được vị trí của nạn nhân hoặc xác định được vị trí nhưng không cứu hộ kịp thời. Vì vậy, chúng em muốn tạo ra một sản phẩm hỗ trợ tối đa cho các ngư dân, khách du lịch hoặc bất kì ai…”.

“Không chỉ là sản phẩm thông minh, chúng em còn tận dụng rác thải nhựa để tạo ra áo phao, vừa thân thiện với môi trường, vừa giảm chi phí sản xuất”, Thảo Linh cho biết thêm.

Thảo Linh và Thế Đạt đã mày mò, chế tạo ra chiếc áo phao với kết cấu đơn giản nhưng vô cùng đa năng. Những chai nhựa sơn phản quang được kết nối chắc chắn bằng dây. Không gian rộng của áo phao giúp đựng thức ăn và trữ nước uống trong thời gian chờ cứu hộ.

Đặc biệt, chiếc áo phao độc đáo này còn sở hữu chức năng định vị GPS, bật đèn tín hiệu SOS, đo nhiệt độ môi trường và gửi thông báo bị nạn, các thông tin đến app điện thoại của người thân hoặc trung tâm cứu nạn.

Thế Đạt lý giải: “Mạch định vị GPS sẽ lấy tọa độ từ vệ tinh, cảm biến nhiệt độ DHT22 đọc nhiệt độ và truyền về mạch điều khiển trung tâm ESP8266. Tương tự, cảm biến ánh sáng BH1750 sẽ đọc ánh sáng và truyền về mạch điều khiển trung tâm, nếu trời tối đèn led sẽ nhấp nháy theo tín hiệu cấp cứu SOS. Tất cả thông tin đều được mạch điều khiển trung tâm gửi thông báo đến app của trung tâm cứu nạn hoặc điện thoại của người thân”.

Áo phao nhỏ, gọn nhưng vô cùng tiện ích(Ảnh: Mai Huế)

Cô giáo Hoàng Đỗ Tú Quyên, đảm nhận bộ môn vật lý, đồng thời là giáo viên hướng dẫn của Linh và Đạt chia sẻ: “Lúc đầu, chai nhựa được các em học sinh tích cực tái chế để làm vật trang trí. Sau này, từ ý tưởng cứu người bị nạn, cô và trò đã cố gắng tăng những tiện ích của áo phao để việc cứu người trở nên dễ dàng hơn. Đây thật sự là nỗ lực rất lớn của hai em Thảo Linh và Thế Đạt”.

Để tìm hiểu, thiết kế được chiếc áo phao đặc biệt này, Linh và Đạt đã vận dụng kiến thức lực đẩy Ác-si-mét. Thảo Linh tính toán: “Vật nổi lên khi lực đẩy Ác-si-mét FA lớn hơn trọng lượng P. Vì vậy, số chai nhựa cần thiết để cho người có khối lượng 90 kg trở xuống nổi sẽ có thể tích tổng là 10 lít”.

Sau khi tích hợp các chức năng, chiếc áo phao hoàn thiện dài 70cm, rộng 15cm, cao 50cm. Bộ điều khiển cảnh báo được lắp trong chai kín, gài trước bụng áo phao và có thể sạc điện không dây, đảm bảo an toàn, thuận tiện trong thao tác khi cần sử dụng. Khi gặp sự cố, người mặc áo phao chỉ cần bật chế độ cảnh báo.

Áo phao cứu sinh tái chế từ rác thải nhựa có thể sử dụng với mục đích khác như hỗ trợ tập bơi. Ở các vùng khó khăn, đây là một lựa chọn tối ưu nhờ chi phí sản xuất thấp và độ bền cao. Đó cũng là mong muốn của cô và cậu học trò giỏi giang của trường THPT A Lưới, phổ biến rộng rãi sản phẩm áo phao tái chế.

“Hiện nay, giá các loại áo phao trên thị trường dao động từ vài chục đến hàng trăm nghìn đồng. Trong đó hầu như chúng chỉ có tác dụng làm nổi hoặc kèm còi. Chỉ cần hai trăm nghìn đồng, mỗi người đều có thể sở hữu một một chiếc áo phao thông minh, hỗ trợ người bị nạn những lúc cần kíp nhất”, Thảo Linh và Thế Đạt mong mỏi. Sản phẩm “Áo phao thông minh tái chế từ rác thải nhựa” đã đoạt giải nhất lĩnh vực Hệ thống nhúng cuộc thi Khoa học – Kỹ thuật học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2019 – 2020.

Mai Huế

分享到: