当前位置:首页 > La liga

【bảng xếp hạng nhật bản 2】Phát lệnh khởi công Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình

Phát biểu tại lễ khởi công,átlệnhkhởicôngNhàmáyNhiệtđiệnTháiBìbảng xếp hạng nhật bản 2 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: thời gian qua, được sự giúp đỡ của Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Việt Nam nhận được sự tài trợ lớn cho phát triển các dự án hạ tầng kinh tế-xã hội, riêng EVN đã nhận được nhiều nguồn vốn tài trợ lớn cho phát triển các dự án nguồn điện.

“Đặc biệt, với dự án này, EVN đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ phía JICA trong quá trình thực hiện dự án, từ giai đoạn đàm phán hiệp định vay vốn, đến quá trình lựa chọn nhà thầu tư vấn và thi công sau này,” Phó Thủ tướng nói.

Để dự án triển khai hiệu quả và an toàn, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu EVN phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu, thực hiện công tác xây dựng nhà máy theo đúng các quy định hiện hành về quản lý đầu tư, chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo an toàn lao động và thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đã ký giữa nhà thầu và chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, đảm bảo tiến độ dự án, đưa tổ máy 1 vào vận hành tháng 11/2017 và hoàn thành toàn bộ công trình trong tháng 5-2018.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình, Ủy ban Nhân dân huyện Thái Thụy phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư quan tâm hơn nữa đến đời sống nhân dân vùng dự án, nhằm đảm bảo ổn định đời sống, có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ.

Đồng thời các Sở, ngành có liên quan của tỉnh Thái Bình cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chủ đầu tư và các đơn vị thi công trong quá trình thực hiện dự án theo đúng quy định.

Ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN cho biết Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình gồm hai tổ máy, tổng công suất lắp đặt 600MW, sản lượng điện phát hàng năm 3,6 tỷ kWh, được xây dựng trên diện tích 115 ha, tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Tổng mức đầu tư của dự án là 26,5 nghìn tỷ đồng (tương đương với 1,27 tỷ USD); trong đó vốn vay ODA của JICA là 85% và 15% còn lại là vốn đối ứng của EVN.

Gói thầu số 11 là gói thầu Xây dựng nhà máy chính, được thực hiện theo hình thức EPC (Thiết kế - Cung cấp vật tư thiết bị và Xây lắp) và Nhà thầu Marubeni đã trúng thầu với giá trị hợp đồng sau thuế là 1,02 tỷ USD.

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình sử dụng công nghệ nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, lò hơi thông số cận tới hạn, là loại công nghệ đã được áp dụng nhiều trên thế giới, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế.

Nhiên liệu sử dụng cho nhà máy là than antracite nội địa ở tỉnh Quảng Ninh. Nhu cầu tiêu thụ than cho Nhà máy khoảng 1,5 triệu tấn/năm.

Theo kế hoạch, tổ máy số 1 sẽ được hoàn thành, đưa vào vận hành thương mại sau 43 tháng và tổ máy số 2 sẽ đưa vào vận hành sau 49 tháng.

Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ tăng cường năng lực cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế-xã hội khu vực Đồng bằng sông Hồng, qua đó góp phần giảm sự phụ thuộc của hệ thống điện vào nguồn thủy điện, đặc biệt vào mùa khô và các năm cạn kiệt....

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình do EVN làm Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án Nhiệt điện Thái Bình quản lý dự án.

Đây là một trong hai nhà máy của Trung tâm Điện lực Thái Bình, thuộc Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Tổng sơ đồ VII) và là dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Thái Bình.

Trước đó, tại Cụm công nghiệp xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy, Thái Bình, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có buổi làm việc với Tổng Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin (Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam) về tình hình thực hiện dự án sản xuất amon nitrat công suất 200.000 tấn/năm và các sản phẩm hóa chất khác.

Tại đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải biểu dương lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã có những giải pháp nhanh để dự án triển khai đúng tiến độ. Phó Thủ tướng khẳng định đây là dự án quan trọng thay thế để không phải nhập khẩu loại hóa chất quan trọng này.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị nhà thầu thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án, đặc biệt đảm bảo an toàn lao động và tất cả các tiêu chuẩn môi trường, đồng thời xây dựng phương án ứng phó với sự cố hóa chất, đảm bảo an ninh cho dự án.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư cần quan tâm đào tạo nguồn nhân lực và chú trọng tìm đầu ra cho sản phẩm để dự án có hiệu quả.

Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin Nguyễn Văn Sáng cho biết dự án sử dụng công nghệ hiện đại của Đức, tổng mức đầu tư trên 5.762 tỷ đồng hiện đang có khoảng 1.000 công nhân thi công với khối lượng xây lắp hoàn thành trên 75%.

Dự kiến tháng 9 năm nay sẽ chạy thử xưởng sản xuất axit nitric và tháng tiếp theo chạy thử xưởng sản xuất amon nitrat; tháng 1-2015 chạy thương mại Nhà máy sản xuất amon nitrat./.

Theo Vietnam+

分享到: