BP - “Ám sát ác ôn,ềHớnQuảnnghecảmtửquacircnkểchuyệkết quả uefa nations league treo cờ Tổ quốc, rải truyền đơn, ném lựu đạn, phá rối, đốt các kho tàng trữ lương thực, vũ khí của địch… là nhiệm vụ chính của tôi” - cựu chiến binh Nguyễn Quang Đông ở ấp Phố Lố, xã An Phú (Hớn Quản) nói về nhiệm vụ chiến sĩ cảm tử quân của mình. Từng trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, ông tham gia nhiều trận đánh với những nhiệm vụ nguy hiểm mà chính ông không biết qua mỗi trận đánh liệu mình có còn cơ hội sống để nhận nhiệm vụ tiếp theo hay không. Chúng tôi tìm đến nhà cựu chiến binh Nguyễn Quang Đông, một trong số ít người đã trải qua 2 cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc còn sống. Dù đã tuổi 85 nhưng cụ vẫn rất minh mẫn kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời chiến đấu của một cảm tử quân. CHO TỔ QUỐC QUYẾT SINH Cụ Đông sinh năm 1930 tại xã Hải Thanh (Hải Hậu, Nam Định). 15 tuổi, cụ vào Sài Gòn làm thợ đóng giày. Tháng 1-1947, cụ tham gia Ban ấn loát dân quân ở nội thành và đến giữa năm, công đoàn thợ giày giới thiệu cụ vào hoạt động trong Ban công tác đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn với nhiệm vụ ám sát ác ôn, rải truyền đơn, treo cờ Tổ quốc, đốt nhà kho, phá bãi hàng... với bí danh Thanh Sơn. Cùng hoạt động với cụ đa phần là những nam nữ mới lớn được giác ngộ lý tưởng cách mạng. Nhiệm vụ được giao hết sức nguy hiểm nên mỗi khi ra trận các chiến sĩ cảm tử quân đều thực hiện nghi thức truy điệu sống với lời thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Cụ Nguyễn Quang Đông kể về cuộc đời làm cách mạng |