Đó là ý kiến được đưa ra trong hội thảo góp ý xây dựng Đề án ‘Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo,ĐềxuấtđưakỹnăngsửdụngmạngxãhộivàomônTinhọcúp quốc gia đan mạch lành mạnh trên môi trường mạng’ giai đoạn 2020-2025 do Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) tổ chức vào sáng ngày 28/5. Đại diện các ban ngành liên quan đã cùng nhau ngồi lại để thảo luận về cơ chế phối hợp liên ngành trong khuôn khổ hội thảo. Trả lời câu hỏi liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) có xem xét việc đưa các kỹ năng an toàn mạng vào chương trình môn Tin học hay không, ông Nguyễn Xuân An Việt, đại diện Bộ này cho biết, ngành giáo dục hiện có một lực lượng khá đông đảo với hơn 22 triệu học sinh, sinh viên (HSSV) và 1,4 triệu giáo viên. ‘Có thể nói là hầu hết các HSSV từ trung học trở lên đều biết đến mạng và sử dụng mạng một cách thường xuyên. Chính vì thế, đây luôn là vấn đề mà Bộ coi trọng và đưa ra nhiều giải pháp’.
Ông Việt thừa nhận, khi môn Tin học vẫn chỉ là môn học tự chọn với học sinh Tiểu học và THCS thì ở giai đoạn này, việc đảm bảo an toàn mạng cho HSSV có phần mờ nhạt. Tuy nhiên, từ năm 2018, Tin học trở thành môn học bắt buộc với học sinh từ lớp 3 đến lớp 12, vì thế nội dung này đã được chú trọng hơn rất nhiều. Cụ thể, trong chương trình lớp 3-4 có phần nội dung về ý thức bảo vệ thông tin cá nhân, giao tiếp qua Internet, nhận biết kẻ xấu lợi dụng thông tin gây hại… Đại diện Bộ GD&ĐT cũng đánh giá cao những giải pháp được đưa ra trong dự thảo đề án và cam kết sẽ phối hợp với Bộ TT&TT trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao an toàn mạng cho trẻ em. Tiếp ý của ông Việt, ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, dự thảo đề án cũng đề xuất giải pháp hướng tới trang bị ‘bộ kỹ năng số’ cơ bản cho trẻ em. Cụ thể, sẽ đưa vào chương trình giáo dục các kiến thức, nhận thức về môi trường mạng cho trẻ em và kỹ năng cơ bản khi tham gia sử dụng Internet, cách thức tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị xâm phạm trên môi trường mạng.
Một đại biểu đặt vấn đề: Hiện còn thiếu rất nhiều số liệu của Việt Nam liên quan đến bạo lực trẻ em trên không gian mạng. Vậy làm thế nào để đánh giá được tính hiệu quả và tính bền vững của Đề án? Nhận xét về vấn đề này, bà Lê Hồng Loan - Trưởng Chương trình Bảo vệ trẻ em, UNICEF Việt Nam khẳng định, ‘các số liệu về xâm hại, bạo hành trẻ em nói chung là rất khó, bởi vì bản chất vấn đề phức tạp, có liên quan đến tội phạm, xã hội và gia đình’. Một lý do khác được bà nêu ra: Vì xâm hại trẻ em phần lớn lại là do người quen của gia đình, cho nên số liệu luôn là một vấn đề khó. Theo báo cáo của các cơ quan của Chính phủ, từ năm 2015 đến nay chỉ có hơn 8000 trường hợp trẻ em bị xâm hại. ‘Tôi nghĩ rằng đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Thực tế, con số lớn hơn rất nhiều’. Bà Loan cho rằng, đây chỉ là những trường hợp xâm hại, bạo hành trẻ em nghiêm trọng, được các cơ quan điều tra, truy tố cung cấp thông tin. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia sẽ có sự kết hợp giữa số liệu hành chính và số liệu điều tra. ‘Theo báo cáo của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, tỷ lệ xâm hại trẻ em ở Việt Nam cũng không thấp hơn trên thế giới và cao hơn rất nhiều so với con số của các đơn vị hành chính’. Vì thế, theo bà, bên cạnh việc củng cố hơn nữa việc xây dựng khái niệm thế nào là xâm hại trẻ em, bao gồm cả khái niệm xâm hại trẻ em trên Internet…, các cơ quan nên thực hiện những phương pháp điều tra khác để có con số chính xác hơn. ‘Có những báo cáo đã cho ra con số 8% trẻ em và người lớn ở Việt Nam phản ánh khi họ còn là trẻ em, họ đã trải qua tấn công tình dục’.
Góp ý với dự thảo Đề án, GS. Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển kỹ năng con người cho rằng ban soạn thảo cần lưu ý tới đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi. Ông nêu thực tế, nhiều phụ huynh vô tư đăng hình ảnh con em mình trên mạng xã hội mà không ý thức được những nguy cơ tiềm ẩn với các hình ảnh đó. Đồng tình với ý kiến của GS. Nguyễn Võ Kỳ Anh, Thiếu tướng Nguyễn Văn Giang, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho rằng, chúng ta không nên nghĩ rằng dưới 6 tuổi là không liên quan gì đến không gian mạng. ‘Trên thực tế cho thấy có nhiều phụ huynh đăng tải hình ảnh trẻ sơ sinh, chụp bộ phận nhạy cảm của trẻ em đưa lên mạng không đúng cách và vi phạm luật’. Chính vì thế, các đại biểu đồng tình với ý kiến cho rằng, phụ huynh là đối tượng quan trọng cần được truyền thông, nâng cao nhận thức về vấn đề an toàn mạng cho con em mình. Bàn về quy chế phối kết hợp liên ngành, bà Lê Hồng Loan đánh giá, Việt Nam hiện vẫn còn đang thiếu điều này. Bà cho biết, trên thế giới có rất nhiều quốc gia có hệ thống bảo vệ trẻ em đồng bộ và hiệu quả. Họ đặc biệt chú trọng tới quy chế phối kết hợp liên ngành, trong đó quy định rất rõ trách nhiệm của các cơ quan, bộ phận trong cơ quan đó khi phát hiện ra trường hợp trẻ em bị lạm dụng. Ông Hoàng Minh Tiến cho biết, đây cũng là một trong những giải pháp cốt lõi được đưa ra trong dự thảo. Cụ thể, sẽ xây dựng cơ chế phối hợp, quy trình xử lý trong việc tiếp nhận thông tin, điều tra, xử phạt… theo hướng mỗi khâu có một đầu mối cụ thể chịu trách nhiệm.
'Mọi giải pháp đều phải lấy trẻ em làm trung tâm'Đó là khẳng định của đại diện UNICEF tại Việt Nam về vấn đề bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. |