Bắc Kạn: Xây dựng hệ sinh thái du lịch kích cầu tiêu thụ hàng hoá Bắc Kạn: Quan tâm phát triển hạ tầng công nghiệp |
Tháng 10/ 2023,útdựánsảnxuấtlớnBắcKạnkỳvọngcảithiệntăngtrưởngcôngnghiệkèo trận real madrid UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 1856/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư là Công ty TNHH Tập đoàn BETTER POWER thực hiện Dự án nhà máy sản xuất, gia công giày, dép, đế giày xuất khẩu tại Bắc Kạn.
Sau khi được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, doanh nghiệp đã tiến hành các thủ tục để thành lập Công ty TNHH sản xuất giày Chung Jye Bắc Kạn - Việt Nam để thực hiện dự án. Hiện doanh nghiệp đang tiến hành các thủ tục về thiết kế cơ sở, cấp phép môi trường… Các sở, ngành, địa phương của tỉnh cũng tích cực phối hợp để doanh nghiệp hoàn thành các bước triển khai dự án.
Kế hoạch sau khi hoàn tất các thủ tục doanh nghiệp sẽ khởi công vào khoảng tháng 6 năm nay, dự kiến trong vòng 01 năm nhà máy sẽ chính thức đi vào sản xuất. Nhu cầu sử dụng khoảng 5.000 lao động địa phương.
Nhà máy sản xuất giày da xuất khẩu tại Ninh Bình thuộc Công ty TNHH tập đoàn BETTER POWER. Ảnh Phương Thảo |
Trước đó, Công ty TNHH Tập đoàn BETTER POWER đã tìm hiểu và khảo sát môi trường sản xuất tại Bắc Kạn và đã đề xuất xin được xây dựng 3 nhà máy sản xuất, gia công giày, dép xuất khẩu. Trong đó, tại cụm công nghiệp Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn, doanh nghiệp đề xuất thuê toàn bộ diện tích đất sản xuất kinh doanh trong cụm để làm nhà máy sản xuất gia công giày, dép xuất khẩu với công suất 10 triệu đôi giày, dép/năm với tổng mức đầu tư khoảng 25 triệu USD và thu hút khoảng 5.000 lao động; tại huyện Ngân Sơn và huyện Na Rì đầu tư nhà máy sản xuất, gia công giày dép xuất khẩu với công suất tại mỗi địa điểm khoảng 1,5 triệu đôi giày, dép/năm, tổng mức đầu tư tại mỗi địa điểm là 7,5 triệu USD và thu hút khoảng 1.500 đến 2.000 lao động.
Việc có thêm dự án sản xuất trên địa bàn tỉnh không chỉ được kỳ vọng sẽ giải quyết việc làm, ổn định thu nhập cho một lượng lớn lao động mà còn mở ra khả năng thúc đẩy sản xuất công nghiệp của Bắc Kạn.
Điều này được nhận định có ý nghĩa rất quan trọng, bởi là một tỉnh miền núi điều kiện cho phát triển công nghiệp nói riêng, kinh tế nói chung của Bắc Kạn không có nhiều thuận lợi. Địa phương cũng đã chủ động mở nhiều cơ chế, cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thu hút đầu tư nhưng công nghiệp chưa thực sự bứt phá.
Số liệu từ Sở Công Thương Bắc Kạn cũng cho thấy, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tháng 2/2024 của địa phương đạt 73,42% so với tháng trước và đạt 96,2% so với tháng cùng kỳ năm trước. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024 tăng 9,02 so với cùng kỳ năm 2023.
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng 2/2024 ước đạt 112,966 tỷ đồng, đạt 58,74% so với tháng trước và đạt 87,91% so với tháng cùng kỳ năm trước; lũy kế 2 tháng ước đạt 305,281 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm trước, đạt 16,07% kế hoạch năm 2024.
Trong đó, công nghiệp khai thác tháng 2/2024 ước đạt 30,195 tỷ đồng, đạt 51,39% so với tháng trước và đạt 84,70% so với tháng cùng kỳ năm trước; lũy kế 2 tháng ước đạt 88,955 tỷ đồng, tăng 8,84% so với cùng kỳ năm trước.
Công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 2/2024 ước đạt 71,250 tỷ đồng, đạt 59,29% so với tháng trước và đạt 87,26% so với tháng cùng kỳ năm trước; lũy kế 2 tháng 2024 ước đạt 191,425 tỷ đồng, tăng 13,61% so với cùng kỳ năm trước.
Công nghiệp sản xuất phân phối điện tháng 2/2024 ước đạt 7,230 tỷ đồng, đạt 91,98% so với tháng trước và tăng 7,24% so với tháng cùng kỳ năm trước; lũy kế 2 tháng ước đạt 15,090 tỷ đồng, tăng 12,26% so với cùng kỳ năm trước.
Công nghiệp cung cấp nước tháng 2/2024 ước đạt 4,291 tỷ đồng, đạt 77,74% so với tháng trước và đạt 96,21% so với tháng cùng kỳ năm trước; lũy kế 2 tháng ước đạt 9,811 tỷ đồng, tăng 5,94% so với cùng kỳ.
Để cải thiện mức tăng trưởng công nghiệp của tỉnh tháng 3 và những tháng tiếp theo, theo lãnh đạo Sở Công Thương Bắc Kạn, bên cạnh việc hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các dự án sản xuất công nghiệp trên địa bàn được triển khai thuận lợi, các đơn vị chức năng của Sở tiếp tục bám sát, nắm rõ tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ yếu, có giá trị gia tăng cao để kịp thời gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiếp tục bám sát tiến độ triển khai các dự án công nghiệp để kịp thời báo cáo UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các dự án triển khai thực hiện theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.
Tiếp tục triển khai bước thực hiện các dự án theo tiến độ, kế hoạch đề ra và các thủ tục giải ngân, tạm ứng, thanh quyết toán các hợp đồng theo quy định; tham mưu, báo cáo về kế hoạch, lộ trình trong việc thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào các cụm công nghiệp.
Ngoài ra, các đơn vị tiến hành kiểm tra chuyên ngành về công tác đảm bảo an toàn kho chứa vật liệu nổ công nghiệp theo QCVN số 01:2019/BCT. Tổ chức các hoạt động chương trình hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất năm 2024…