当前位置:首页 > Cúp C1 > 【nhà cái năm】Không để bị "hướng lái" trong công tác lập pháp 正文

【nhà cái năm】Không để bị "hướng lái" trong công tác lập pháp

来源:Empire777   作者:Nhà cái uy tín   时间:2025-01-27 03:21:50

Đó là vấn đề đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh khi phát biểu tại lễ khai mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV. Con đường đổi mới hiện nay đòi hỏi phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thể chế,đểbịquothướngliquottrongcngtclậnhà cái năm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Và các thế lực thù địch luôn tìm cách "bẻ lái" quá trình xây dựng hệ thống pháp luật ở nước ta với nhiều mưu đồ thâm hiểm.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  phát biểu tại lễ khai mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV.  Ảnh: Chinhphu.vn.

Những tiếng loa rè

Trước hết, phải thừa nhận công tác lập pháp ở nước ta thời gian qua dù đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn tồn tại những bất cập. Hệ thống pháp luật còn cồng kềnh, chồng chéo, thậm chí sai sót, mâu thuẫn nhau; hiệu quả và hiệu lực của không ít văn bản pháp quy còn hạn chế... Thực tế đó đã tạo ra những khoảng trống để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá ta.

Điều đầu tiên mà một số nhân vật đội lốt "nhà dân chủ" đòi hỏi là phải tách rời công tác lập pháp khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Họ cho rằng, nếu Hiến pháp, pháp luật chỉ là sự thể chế hóa đường lối, nghị quyết của Đảng thì hệ thống pháp luật ấy chỉ bảo vệ lợi ích của Đảng. Họ cũng luôn nhấn mạnh và đề cao cái gọi là “tam quyền phân lập” như một đỉnh cao toàn bích của mô hình nhà nước hiện đại. Theo họ, chỉ có từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mới có được “cơ chế kiểm soát quyền lực” hiệu quả nhất. Mấy năm gần đây, họ tiến hành nhiều “chiến dịch” rầm rộ để cổ xúy cho cái gọi là “xã hội dân sự”, coi xã hội dân sự là một “trụ cột” của quản lý xã hội hiện đại, là xu thế tất yếu của thời đại. Thực chất của sự đề cao này chỉ là hướng tới mô hình đa nguyên, đa đảng.

Về nội dung lập pháp, còn nhớ cách đây 3 năm, khi Quốc hội nước ta sửa đổi, bổ sung bản Hiến pháp, đã có rất nhiều “phong trào” mang tên gọi mỹ miều như “cùng viết Hiến pháp”, “lời kêu gọi sửa đổi Hiến pháp của các nhân sĩ, trí thức”... Nhận thức hiến pháp là đạo luật gốc của mọi đạo luật nên các trào lưu nhân danh đổi mới đều tập trung “bẻ lái” thể chế thông qua hàng loạt vấn đề lớn của Hiến pháp như: Bỏ điều 4 của Hiến pháp về vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi tư nhân hóa đất đai, bỏ thành phần kinh tế Nhà nước, cho phép báo chí tư nhân, tự do lập hội, đòi tự do, dân chủ, nhân quyền theo mô hình dân chủ phương Tây... Sau khi Hiến pháp được thông qua, những chiêu trò chống phá vẫn tiếp tục gắn với từng đạo luật và “trục” bẻ lái chính vẫn xoay quanh những vấn đề cơ bản nêu trên.

Về quy trình lập pháp, họ đòi hỏi phải được tự do hóa, áp dụng mô hình, kỹ trị lập pháp của các nước phương Tây; mọi nghị sĩ, mọi đoàn thể trong xã hội đều được tự do trình dự án luật trước Quốc hội. Họ cũng đòi hỏi các bộ, ngành không được tham gia xây dựng pháp luật nhưng các “nhà dân chủ”, các tổ chức “xã hội dân sự” lại phải là hạt nhân trong xây dựng hệ thống pháp luật...

Thời gian qua, internet và mạng xã hội là địa hạt vàng để họ triển khai các chiêu trò chống phá thông qua nhiều trang web chuyên đề về phổ biến pháp luật, bồi dưỡng kiến thức, hành trang pháp lý... Cũng có không ít luật sư, luật gia đã bị họ lợi dụng, kích động, lôi kéo trở thành “hạt nhân đổi mới trên lĩnh vực pháp lý”, “chỗ dựa của người nghèo, dân oan”, gắn hoạt động tư vấn pháp luật, hành nghề luật với việc truyền bá tư tưởng chống phá, gây chia rẽ nội bộ, khoét sâu các mâu thuẫn giữa người dân và cơ quan công quyền.

Các âm mưu, luận điệu trên dù chỉ là những tiếng loa rè nhưng hết sức nguy hiểm. Phát biểu tại lễ khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: "Trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp của nước ta phải luôn kiên định lập trường tư tưởng, giữ vững mục tiêu, quan điểm, đường lối của Đảng, chú trọng nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới, tiếp thu có chọn lọc, vận dụng sáng tạo, phù hợp với tình hình, điều kiện Việt Nam. Tuyệt đối không mơ hồ, mất cảnh giác để cho các thế lực xấu, thù địch lợi dụng chống phá chúng ta bằng cách hướng lái hệ thống luật pháp của chúng ta đi con đường khác, nhất là trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay...".

Không để bị "bẻ lái"

Để công tác lập pháp của chúng ta luôn đúng hướng, hệ thống pháp luật thực sự là “thần linh pháp quyền” của Nhà nước pháp quyền XHCN, trước hết, phải luôn giữ vững sự lãnh đạo của Đảng trong công tác lập pháp, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xây dựng pháp luật theo Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Sự lãnh đạo của Đảng không hề tạo mâu thuẫn lợi ích trong xây dựng pháp luật mà chính nhằm định hướng và cân bằng lợi ích bởi như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn, ngoài lợi ích của toàn thể nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích nào khác.

Để hệ thống pháp luật không bị “bẻ lái” thì nó phải được xây dựng nhất quán, đồng bộ và luôn được hoàn thiện theo đúng Hiến pháp và các chương trình xây dựng pháp luật đã được Quốc hội đề ra. Chỉ khi được đặt trong một bức tranh tổng thể thống nhất, hệ thống pháp luật mới tránh được sự mâu thuẫn, chồng chéo và không thể có “kẽ hở” cho những sự "bẻ lái". PGS, TS Hà Hùng Cường, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng, một hệ thống pháp luật với những quy định hạn chế quyền tự do, dân chủ của nhân dân, cản trở sự tiến bộ xã hội, công lý không được bảo đảm, chưa kể đến việc thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, thì không thể trở thành nền tảng của Nhà nước pháp quyền, bởi vì không đáp ứng được yêu cầu thứ hai của Nhà nước pháp quyền là bảo đảm quyền tự do, dân chủ của người dân và công lý. Để đạt được điều đó, hệ thống pháp luật phải bảo đảm tính ổn định. Đây là yêu cầu cần thiết, bởi không thể thường xuyên đảo lộn các quan hệ xã hội bằng việc thay đổi pháp luật. Ngạn ngữ Anh có câu: “Pháp luật thay đổi thường xuyên thì tệ hơn là không có pháp luật”. Cùng với đó, pháp luật phải bảo đảm tính chuẩn mực, tính quy phạm; đồng thời bảo đảm tính nhất quán, tính hệ thống.

Một vấn đề hết sức quan trọng nữa là chúng ta phải kiên định, kiên quyết đấu tranh với những thủ đoạn, âm mưu phá hoại, gây bất ổn xã hội bằng cách lợi dụng các kẽ hở pháp lý. Có thể dẫn chứng quan điểm đòi bác bỏ Điều 258 Bộ luật Hình sự thời gian qua. Mặc dù có nhiều lực lượng nhân danh dân chủ, xã hội dân sự, thậm chí thông qua các tổ chức quốc tế đòi chúng ta bỏ Điều 258, nhưng Nhà nước ta vẫn giữ nguyên quan điểm và đưa nội dung này vào Điều 331 của Bộ luật Hình sự năm 2015 về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Trước đó, đã có một số quan điểm cho rằng, Điều 258 không phù hợp với luật pháp quốc tế và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết, dễ dẫn đến sự lạm dụng quyền lực của cơ quan công quyền. Một số người nhân danh tổ chức xã hội dân sự còn cho ra đời cái gọi là “Tuyên bố 258” để vận động các tổ chức quốc tế gây sức ép buộc Việt Nam phải bỏ Điều 258. Tuy nhiên, sau nhiều thảo luận đi đến thống nhất, Quốc hội vẫn giữ nội dung này trong Bộ luật Hình sự năm 2015 để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và xã hội. Nội dung này cũng vẫn phù hợp với các công ước quốc tế và tương đồng với luật pháp của nhiều quốc gia trên thế giới, như ngay ở Mỹ, Hiến pháp Mỹ quy định Tòa án tối cao được phép đưa ra những trừng phạt pháp lý khi phát hiện báo chí có hành vi phá hoại, lăng nhục, vu khống, xúc xiểm nhà nước, xã hội và cá nhân. Hay Bộ luật Hình sự của CHLB Đức cũng quy định tội “Tuyên truyền bất hợp pháp”.

Từ bài học của một số đạo luật, văn bản pháp quy chưa được chuẩn bị kỹ đã thông qua, để lại nhiều hệ lụy xấu, càng đòi hỏi công tác lập pháp phải hết sức thận trọng, bảo đảm số lượng, không chạy theo số lượng. Việc Quốc hội thống nhất rút khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 dự án Luật Biểu tình vừa qua là cần thiết khi mà công tác chuẩn bị chưa đáp ứng yêu cầu. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã khẳng định: “Quốc hội khóa XIV sẽ nghiêm túc xem xét đề xuất của Chính phủ và trả món nợ cho dân, không lùi Luật Biểu tình vô thời hạn”. Theo Chủ tịch Quốc hội, không nên “cố” để bảo đảm chất lượng: “Ban hành luật để bảo đảm quyền công dân, nhưng cũng phải bảo đảm lợi ích của dân và lợi ích của cả đất nước, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa quyền của dân tham gia biểu tình, mà không gây rối loạn đất nước. Luật biểu tình mà làm rối loạn đất nước thì người dân cũng không mong muốn”. Giải thích như trên là rõ ràng, nhưng với âm mưu kích động, chống phá, không ít trang mạng đã cắt xén, xuyên tạc phát biểu của Chủ tịch Quốc hội thành: “Hoãn vì Luật Biểu tình làm... “rối loạn đất nước”.

Xây dựng hệ thống pháp luật đủ và mạnh, đáp ứng yêu cầu quản lý đất nước trong thời kỳ đổi mới là đòi hỏi thường xuyên và cấp bách nhưng cũng là công việc khó khăn, cần phải thận trọng, xây phải luôn đi đôi với chống, không vì số lượng mà xem nhẹ chất lượng... Có như vậy, hệ thống pháp luật mới thật sự là đòn bẩy của đổi mới, là cán cân của công lý, là nền tảng của Nhà nước pháp quyền XHCN.

Theo NGUYÊN MINH/www.qdnd.vn

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh