Sáng 15/5,ĐánhgiákỹtácđộngcảicáchtiềnlươngvớilươnghưuđểthôngquaLuậnhận định bóng đá c3 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến việc chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15.
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung. Trong đó, có 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 15 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội trong kỳ họp thứ 7 là 26 ngày; khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào chiều 27/6 (trong đó Quốc hội làm việc cả thứ Bảy ngày 25/5 và thứ Bảy ngày 8/6).
Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội và chia thành 2 đợt: Đợt 1 là 17 ngày từ 20/5 - 8/6; đợt 2 trong 9 ngày từ ngày 17- 27/6.
Vẫn trình thông qua Luật BHXH sửa đổi
Đi vào nội dung cụ thể, Tổng thư ký Quốc hội cho hay, có ý kiến đề nghị cân nhắc thời điểm thông qua dự thảo Luật BHXH sửa đổi do chính sách BHXH là chính sách đi sau cải cách tiền lương (trong khi cải cách tiền lương sẽ được thực hiện từ ngày 1/7/2024).
Ý kiến khác đề nghị lùi thời điểm trình Quốc hội thông qua dự án luật này sang kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15.
Tổng thư ký Quốc hội nhận thấy, dự thảo Luật BHXH sửa đổi đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện, bảo đảm được đa số đồng thuận trước khi trình Quốc hội.
Thường vụ Quốc hội cũng chỉ đạo đánh giá kỹ tác động của cải cách chính sách tiền lương đối với lương hưu của người nghỉ hưu trước và sau ngày 1/7/2024; những người có mức lương hưu thấp, nhất là nhóm nghỉ hưu trước năm 1995; trình Quốc hội xem xét việc thông qua dự thảo Luật BHXH sửa đổi tại kỳ họp thứ 7 nếu bảo đảm đủ điều kiện.
Do đó, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị trong dự kiến chương trình kỳ họp vẫn thể hiện quy trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật này.
Trường hợp qua thảo luận còn có nhiều ý kiến khác nhau, chưa đạt được sự đồng thuận cao thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo Quốc hội quyết định điều chỉnh thời điểm thông qua đối với dự án luật này theo ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Chính sách tiền lương mới sẽ không còn mức lương cơ sở
Ông Cường cho hay, có ý kiến cho rằng việc thực hiện cải cách tiền lương bắt đầu triển khai từ ngày 1/7/2024, nhưng đến nay chưa có đề án và chưa bố trí trong chương trình kỳ họp là chậm, trường hợp trình Quốc hội tại kỳ họp này sẽ không đủ thời gian để các ủy ban tiến hành thẩm tra.
Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu tại các nghị quyết của Quốc hội về việc “xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý đồng bộ”, Chính phủ trình cấp có thẩm quyền chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết theo thẩm quyền việc thực hiện để triển khai kịp thời, hiệu quả phương án cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024.
Theo ông Cường, hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đang chỉ đạo các cơ quan khẩn trương xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan của Quốc hội, HĐND cấp tỉnh và cấp huyện, các ngành Tòa án, Kiểm sát, Kiểm toán và dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 204/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Góp ý về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho rằng, vấn đề cải cách tiền lương được cử tri và cán bộ, công chức, viên chức rất quan tâm.
"Một trong những nội dung đáng chú ý của chính sách tiền lương mới là sẽ không còn mức lương cơ sở. Vì vậy khi xây dựng chính sách tiền lương mới thay đổi như thế nào thì đề nghị Chính phủ phải làm rõ", bà Nguyễn Thúy Anh nói.
Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cũng lưu ý, trong dự thảo Luật BHXH sửa đổi có nội dung liên quan đến lương cơ sở. Vì vậy cần chỉnh sửa dự luật theo hướng thay vì dùng "mức lương cơ sở" thì dùng "mức lương tham chiếu" cho phù hợp với nội dung của cải cách tiền lương.
Chốt lại nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, với dự án Luật BHXH sửa đổi, phải quyết tâm thông qua tại kỳ họp này. Những nội dung còn vướng mắc thì các cơ quan liên quan ngồi lại với nhau để tháo gỡ thấu tình, đạt lý.
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cũng cho biết, có ý kiến đề nghị rút ngắn thời gian phiên chất vấn xuống còn 2 ngày; chuyển phiên chất vấn sang đầu đợt 2 để dành thời gian đợt 1 cho công tác lập pháp; không bố trí Quốc hội nghe trình bày các Tờ trình, Báo cáo thẩm tra, Báo cáo tiếp thu, giải trình các dự án luật mà chỉ nêu các vấn đề cần tập trung thảo luận; không tổ chức kỳ họp thành 2 đợt; không bố trí Quốc hội họp ngày thứ Bảy.
Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị cho giữ tổng thời gian hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là 2,5 ngày như thông lệ và bố trí tiến hành tại đợt 1 để có thời gian chuẩn bị dự thảo nghị quyết về hoạt động chất vấn bảo đảm chất lượng, trình Quốc hội thông qua tại cuối đợt 2.
Ông Cường cũng đề nghị giữ thủ tục trình bày tờ trình, báo cáo để bảo đảm thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật; đồng thời tiếp tục bố trí kỳ họp thành 2 đợt như đã thông báo triệu tập đến các đại biểu Quốc hội.
Việc này tạo điều kiện cho các cơ quan tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết; các vị đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm giải quyết các công việc ở bộ, ngành, địa phương.