会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【vđqg hy lạp】Xuân về nói chuyện học hành!

【vđqg hy lạp】Xuân về nói chuyện học hành

时间:2025-01-24 22:27:03 来源:Empire777 作者:Cúp C1 阅读:437次

Hơi xuân đang rộn ràng khắp đất trời,ềnichuyệnhọvđqg hy lạp mùa xuân mới này, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà hân hoan hơn khi chất lượng giáo dục và đào tạo ngày càng được khẳng định, có thêm nhiều trường đạt chuẩn…

Nhớ lúc mới chia tách tỉnh, nói tới xây dựng trường chuẩn quốc gia, tăng học sinh giỏi, giáo viên vượt chuẩn, trường nào, địa phương nào cũng muốn, nhưng ai cũng lo. Còn bây giờ đã khác.

Trường Tiểu học Hùng Vương, ngôi trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 đầu tiên của tỉnh.

Mỗi ngày đến trường là một niềm vui

Đến thăm Trường THPT Chiêm Thành Tấn, thành phố Vị Thanh, vào những ngày giáp tết, ấn tượng đầu tiên là không khí dạy, học nghiêm túc của nhà trường. Ông Khưu Hoàng Đệ, Hiệu trưởng nhà trường, phấn khởi chia sẻ: “Năm 2016 là một năm nhiều dấu ấn đối với trường chúng tôi. Sau nhiều nỗ lực, nhà trường đã đạt chuẩn quốc gia. Đây là một niềm tin, động lực để chúng tôi tiếp tục nỗ lực, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ “trồng người”. Việc công nhận Trường THPT Chiêm Thành Tấn đạt chuẩn quốc gia, đã nâng tổng số trường THPT đạt chuẩn quốc gia trong toàn tỉnh lên 6/23 trường. Con số chưa nhiều so với các cấp học còn lại, nhưng đó là con số đáng mừng với một bậc học có phần đặc thù.

Nhìn ngôi trường khang trang với những dãy phòng học kiên cố, hiện đại, cùng trang thiết bị mới tinh… mới thấy đó là cả quá trình dồn sức không chỉ của trường, mà là của thành phố Vị Thanh và tỉnh. Trường THPT Chiêm Thành Tấn trước đây là phân hiệu của Trường THPT Vị Thanh, năm học đầu tiên (2006-2007), trường chỉ có 22 cán bộ, giáo viên với trên 500 học sinh. Lúc mới đi vào hoạt động, trường được 4 phòng học, 2 phòng chức năng nên phải mượn thêm cơ sở của Trường Tiểu học Chu Văn An và Trường THCS Phan Văn Trị mới đủ lớp học. Đến năm 2010, trường được đầu tư cơ sở mới với diện tích gần 6.000m2 đã đáp ứng tốt nhu cầu dạy, học của nhà trường. Vui mừng khi được học trong ngôi trường đạt chuẩn quốc gia, em Nguyễn Thị Thúy Kiều, học sinh lớp 10CB4, bộc bạch: “Em có nhiều dự định cho việc học của mình lắm. Em sẽ tham gia vào câu lạc bộ tiếng Anh của nhà trường, cùng các bạn thành lập nhóm bạn cùng tiến. Bằng tất cả sự nỗ lực, em hy vọng sẽ giữ thành tích đã có”. Mừng nhất là chất lượng giáo dục của trường có sự chuyển biến rõ nét, từ khi có trường mới, tỷ lệ học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng trên 35%.

Tạm chia tay với ngôi trường đang chở bao ước mơ của những em học trò thành phố, chúng tôi đến thăm Trường Tiểu học Thuận Hưng 2, huyện Long Mỹ, một ngôi trường vùng sâu còn nhiều khó khăn, nhưng đã vươn lên đạt chuẩn vào cuối năm 2016. Vào tận các lớp học còn phảng phất mùi sơn mới, ông Huỳnh Thanh Phong, Hiệu trưởng của trường, chia sẻ: “Cuối tháng 8 vừa rồi, chúng tôi được bàn giao và đưa vào sử dụng 10 phòng học mới, nâng cấp sửa chữa 5 phòng học thành phòng chức năng, nâng nền sân chơi… đã làm cho diện mạo trường thêm “trẻ” hơn”.

Quanh trường, từ những góc lớp, đến ngoài sân, nhiều chậu hoa, cây kiểng đua mình khoe sắc dưới nắng xuân. Tô điểm thêm cho khuôn viên nhà trường rực rỡ. Cô Phan Kiều Trang, giáo viên của trường, nói: “Nhìn ngôi trường mới khang trang, trang thiết bị dạy và học hiện đại, lại càng tạo động lực để giáo viên chúng tôi thêm quyết tâm gắn bó với nghề. Hồi trước, phòng lớp còn khó khăn mình dạy được, nay cơ sở vật chất như thế này thì phải tốt hơn nữa, gắng có nhiều tiết dạy hay”. Xuân này, Trường Tiểu học Thuận Hưng 2 như nhân đôi niềm vui, khi đã đạt chuẩn quốc gia, mơ ước hàng chục năm trời của thầy và trò trường vùng khó khăn của huyện nghèo Long Mỹ.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 149/339 trường từ mầm non đến THPT đạt chuẩn quốc gia, tăng gần 19 lần so với thời điểm thành lập tỉnh (năm 2004). Trong đó, có 1 trường đạt chuẩn mức độ 2 là Trường Tiểu học Hùng Vương của thị xã Ngã Bảy.

Cùng lo cho giáo dục

Là vùng đất nông nghiệp, nên hình ảnh những ngôi trường “mọc” lên bên những cánh đồng lúa bao la, ở những vùng nông thôn còn khó khăn, luôn khiến những người con của quê hương Hậu Giang thấy ấm áp trong lòng:

“Trường em ngói mới đỏ hồng

Mọc lên tươi thắm giữa đồng lúa xanh

Gió về đồng lúa reo quanh

Vẫy chào những bước chân nhanh tới trường”…

Và rất nhiều ngôi trường như thế đã được xây nên, từ sự quan tâm của tỉnh, của các mạnh thường quân. Trường mới, chuyện học hành và nhất là các phong trào cũng mới…

Nhờ sự quan tâm hỗ trợ kịp thời, chất lượng dạy và học các cấp học ngày càng được nâng lên.

Điểm mạnh của giáo dục Hậu Giang là phong trào xã hội hóa giáo dục, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc. Các năm qua, cộng đồng đã góp hàng trăm tỉ đồng, vận động nhân dân hiến hàng chục nghìn mét vuông đất để xây dựng trường lớp học, vận động quỹ khuyến học, khuyến tài… hỗ trợ học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Phấn khởi vì năm mới được vui xuân, đón tết trong ngôi nhà tường vững chắc, em Trần Thanh Tùng, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Nhờ thầy cô, các nhà hảo tâm, đặc biệt là sự quan tâm, hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần của ông Bảy (Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh) mà em mới có được cuộc sống mới như hiện nay. Em rất cám ơn những tấm lòng đó. Em sẽ tích cực học tập để thực hiện được ước mơ làm bác sĩ của mình”. Biết được hoàn cảnh của em, Bí thư Tỉnh ủy đã gửi tặng 20 triệu đồng, các nhà hảo tâm cũng góp sức giúp đỡ em Tùng… Bên những chậu hoa mai, hoa cúc vàng đang đua sắc thắm, nhìn em nở nụ cười tươi rói bên các bạn học của mình, tạm gác đi nỗi buồn khi vừa mất mẹ, lại thấy ấm lòng. Bên em luôn có thầy cô, bạn bè luôn quan tâm, luôn đồng hành.

Còn nhớ, kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, các thầy cô và học sinh của Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Vị Thanh, đã chọn bài hát về xuân để chào mừng:

“Xuân đã đến rồi, gieo rắc ngàn hồn hoa xuống đời

Vui trong bình minh, muôn loài chim hát vang mọi nơi…”.

Một trường vùng ven, nhưng niềm vui nhiều lắm, vì luôn nhận được sự quan tâm lớn. Đây là một trong những trường có nhiều đổi thay về cơ sở vật chất nhờ sự hỗ trợ của Kho bạc Nhà nước Hậu Giang. Thầy Nguyễn Quốc Thái, giáo viên chủ nhiệm lớp 5B của trường, nói: “Không chỉ giúp về vật chất, Kho bạc Nhà nước Hậu Giang còn thường xuyên quan tâm, hỗ trợ, động viên các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường vươn lên học tốt. Nhờ đó mà nhiều năm nay lớp tôi chủ nhiệm và cả trường nữa đều không có học sinh nào bỏ học”. Mỗi năm, “quý nhân” của trường đều có 3-5 đợt xuống thăm học sinh, giáo viên. Khi quần áo, lúc tập sách, khi sữa uống, lúc lại trồng cây, tô vôi lớp học… Mỗi việc làm tuy chưa lớn về vật chất, nhưng nặng nghĩa tình của đơn vị đỡ đầu đã giúp cho Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, cùng những trường học khác nằm trong chương trình đỡ đầu trường học vững vàng đi lên, khẳng định chất lượng giáo dục.

Phong trào đỡ đầu trường đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo cụ thể của UBND tỉnh. Sau hơn 6 năm thực hiện phong trào, đã có 275/339 trường từ mầm non đến trung học phổ thông được đỡ đầu. Hoạt động đã giảm đáng kể tỷ lệ học sinh bỏ học do hoàn cảnh khó khăn. Nếu năm học 2009-2010 tỷ lệ học sinh bỏ học là 1,66%, năm học 2010-2011 là 1,46%, thì đến năm học 2015-2016 tỷ lệ này chỉ còn 0,99%. Trung bình mỗi năm số tiền được hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở các trường gần 5 tỉ đồng. Riêng đầu năm học 2016-2017, đã vận động trên 8 tỉ đồng gồm xe đạp, quần áo học sinh, sách giáo khoa, đồ dùng học tập…

Xuân về, nói chuyện giáo dục để thấy vững tin hơn vào sự nghiệp “trồng người”. Bấy nhiêu đó, chắc có lẽ chưa đủ để thấy hết bức tranh sáng, đa dạng của giáo dục và đào tạo Hậu Giang, nhưng đủ để cảm nhận những thay đổi, thấy được những tấm lòng vì đàn em thân yêu của cả hệ thống chính trị, nhân dân và các mạnh thường quân xa gần…

Tính đến nay, Hậu Giang đã có 149/339 trường đạt chuẩn quốc gia. 76/76 xã, phường, thị trấn hoàn thành đề án phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi. Chất lượng giáo dục của các cấp học không ngừng được nâng lên hàng năm. Cấp tiểu học có trên 98% học sinh hoàn thành chương trình học, cấp THCS và THPT tăng hơn 3% học sinh giỏi, tỷ lệ học sinh yếu kém giảm mạnh. Ngành đang phấn đấu đến năm 2020 có 80% trường đạt chuẩn quốc gia.

THẢO TRÂN

 

 

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
  • Kem dưỡng ẩm phục hồi tóc khô hiệu quả
  • Tin tức mới nhất: Đại diện Viện KSND Sóc Trăng sẽ công khai xin lỗi 3 người chịu án oan
  • Hà Nội kiên quyết dẹp chợ cóc để đảm bảo văn minh đô thị
  • Tỷ giá hôm nay (6/1): Đồng USD trên thị trường “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
  • Sẽ kiểm tra phản ánh sai phạm tại trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm
  • Ngày lễ, không lo cây ATM 'cạn tiền'
  • Học sinh lớp 2 bị đuổi học do mẹ chê cà vạt của trường xấu trên facebook
推荐内容
  • Đề xuất giảm thời gian đào tạo lái xe
  • Chọn cà vạt hợp với áo sơ mi
  • Cách muối dưa hành giòn ngon cho mâm cơm ngày Tết
  • Cách chọn chân gà ngon lành cho cả nhà
  • Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
  • Sơ mi cổ tàu thanh lịch tới công sở ngày thu