【tỉ số và tỷ lệ 2in1】Bước đột phá về cải cách thể chế từ triển khai Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị

 人参与 | 时间:2025-01-10 00:40:34
Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết 09-NQ/TW làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 26/9. (Ảnh: K.T)

Chiều 26/9,ướcđộtphávềcảicáchthểchếtừtriểnkhaiNghịquyếtcủaBộChínhtrịtỉ số và tỷ lệ 2in1 Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng Đề án tổng kết Nghị quyết số 09-NQ/TW đã làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về khảo sát, đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhânViệt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Cuộc họp diễn ra dưới sự chủ trì của ông Phạm Tấn Công, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); ông Đỗ Ngọc An, Phó trưởng Ban Kinh tếTrung ương và bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phạm Tấn Công cho biết, Nghị quyết 09-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là Nghị quyết hết sức quan trọng.

Cách đây 11 năm, khi được Bộ Chính trị ban hành, đây là Nghị quyết đầu tiên riêng về doanh nhân. Từ khi Nghị quyết được ban hành đã có rất nhiều thay đổi từ thể chế, pháp luật cho đến thực tiễn vì sự phát triển của doanh nhân. Lần đầu tiên trong Hiến pháp 2013 đã chính thức ghi nhận giới doanh nhân trong Hiến pháp, thành lập quyền kinh doanh và bảo hộ của Nhà nước. Nhờ đó, đội ngũ doanh nhân đã ngày càng lớn mạnh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước.

“Bộ Kế hoạch và Đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tưkinh doanh cho doanh nghiệp, doanh nhân phát triển”, ông Công nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch VCCI, việc khảo sát tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư là nội dung quan trọng giúp cho Tổ Biên tập, Ban Chỉ đạo nghiên cứu phát hiện đưa vào tổng kết, tham mưu trình Bộ Chính trị với nội dung phát huy doanh nhân, tham gia xây dựng chính sách, hỗ trợ xây dựng phát triển doanh nghiệp, phát triển thị trường, sản phẩm, công tác xúc tiến thương mại, công tác bảo vệ quyền lợi của doanh nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế…

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc, liên quan đến Nghị quyết số 09-NQTW, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ đạo quyết liệt, đặc biệt là với các đơn vị đầu mối có liên quan. Bộ đã quán triệt, thể chế hóa nhiều chủ trương, định hướng của Đảng vào các dự ánLuật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp.

Thứ trưởng cho biết, nhìn lại 10 năm thực hiện Nghị quyết, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tinh thần kinh doanh được nâng cao, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh được cải thiện, không ít doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu và có thương hiệu vươn tầm quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, cản trở sự phát triển bền vững như: (1) Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ bé, tới gần 98% là DNNVV; (2) Năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo thấp, chưa theo kịp xu thế của kinh tế số hiện nay; (3) Chưa có tầm nhìn kinh doanh chiến lược dài hạn; (4) Tính liên kết và văn hoá doanh nghiệp chưa cao…

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị đã thực sự trở thành "kim chỉ nam" cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam. Đây là Nghị quyết đầu tiên của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, điều này cho thấy Đảng ta rất quan tâm và đánh giá cao vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Ngay sau khi Nghị quyết số 09-NQ/TW ra đời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tích cực nghiên cứu, trình các cấp có thẩm quyền ban hành và triển khai đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp nhằm khuyến khích phát triển doanh nghiệp, doanh nhân thông qua việc không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính tạo sự chuyển biến, nâng cao chất lượng phục vụ của Chính phủ, chính quyền các cấp đối với doanh nghiệp, doanh nhân; xoá bỏ mọi rào cản, đảm bảo quyền tự do bình đẳng kinh doanh của cá nhân và doanh nghiệp theo đúng tinh thần của Hiến pháp năm 2013. 

Trong hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành 12 bộ Luật quan trọng liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp (năm 2014 và 2020), Luật Đầu thầu, Luật Hợp tác xã, Luật Quy hoạch, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư…và chủ trì xây dựng các văn bản hướng dẫn các Luật này.

Các văn bản pháp luật nêu trên được ban hành đã tạo ra bước đột phá về cải cách thể chế, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, thành phần kinh tế, tạo ra những bước đột phá lớn, quan trọng trong các quy định về đầu tư kinh doanh; đăng ký thành lập doanh nghiệp; nâng cao tiêu chuẩn, chuẩn mực quản trị công ty, bảo vệ nhà đầu tư; thay đổi phương thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho các bên liên quan tham gia giám sát hoạt động của doanh nghiệp; phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và đảm bảo thực hiện nguyên tắc Hiến định về quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.

顶: 4265踩: 57