【xem bảng xếp hạng pháp】Phát triển công nghiệp cơ khí: Mấu chốt là thị trường
Thưa ông,áttriểncôngnghiệpcơkhíMấuchốtlàthịtrườxem bảng xếp hạng pháp có ý kiến cho rằng, ngành công nghiệp cơ khí đang bị lãng quên. Đứng trên góc độ của DN, xin ông chia sẻ suy nghĩ về ý kiến này?
Thời gian qua, Chính phủ cũng đã có rất nhiều cơ chế, chính sách cho ngành cơ khí như chỉ định thầu, cơ chế hỗ trợ sản phẩm cơ khí, thiết kế… Đó là những khuyến khích quan trọng cho sản xuất cơ khí. Tuy nhiên, thực tế diễn ra thì vẫn chưa được như mong muốn. Ví dụ, với việc đầu tư 1 nhà máy nhiệt điện công suất 1 tổ máy 600MW, vốn đầu tư vài tỉ USD. Nhưng nếu giao dự án cho tổng thầu nước ngoài, ví dụ như Trung Quốc thì chúng ta không có việc gì làm, chứ chưa nói đến lợi nhuận. Đó là nghịch lí và nghịch lí này ở chỗ càng đầu tư công nghệ thì càng làm giàu cho nước ngoài.
Không chỉ vậy, chúng ta còn mất đi điều kiện việc làm của người lao động. Một trung tâm điện lực 5,5 tỷ USD, nếu chúng ta sử dụng sản phẩm sản xuất trong nước với thiết bị khoảng 30% thì chúng ta có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD, tương ứng với 30.000 tỷ đồng. Số tiền đó đủ để giải quyết được biết bao nhiêu công ăn việc làm cho lực lượng lao động cơ khí.
Bên cạnh đó, tất cả các cuộc cách mạng công nghiệp mà thế giới đã “kinh qua”, thậm chí là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đều phải dựa trên nền tảng của ngành cơ khí. Do vậy, chúng tôi mong muốn Chính phủ coi trọng phát triển cơ khí hơn nữa.
Vậy vấn đề khó khăn nhất đối với ngành cơ khí hiện nay là gì?
Ngành công nghiệp cơ khí đã có nhiều sự tiến bộ và bước đầu tạo niềm tin với DN trong nước. Ví dụ, Tập đoàn Xuân Thành đầu tư lò nung lớn nhất thế giới 12.500 tấn clanker/ngày đêm do DN Việt Nam chế tạo. Với những đơn hàng như vậy, ngành cơ khí đã dần khẳng định được vị trí của mình và có thể làm tốt khi có đơn hàng. Ngay cả khi Chính phủ đặt hàng thì DN trong ngành đều hoàn thành tốt về chất lượng và tiến độ.
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất của ngành cơ khí khi đi sau là vấn đề vốn. Vốn vay để đầu tư cho ngành cơ khí thấp, DN khó có thể đầu tư máy móc thiết bị. Nhưng quan trọng hơn, tôi cho rằng, Nhà nước cần có chính sách tạo đơn hàng và thị trường cho ngành cơ khí. Đất nước ta từ nay đến năm 2055 vay đầu tư khoảng 189 tỉ USD để mua máy móc cho các công trình nhiệt điện, xi măng, hóa chất, phân bón… Nếu để dành 70% số tiền đó (là giá thiết bị) thì chúng ta có 200 tỷ USD. Trong 200 tỷ USD đó, chúng ta chỉ cần nội địa hóa 30% thì đã có 70 tỷ USD- số tiền này có thể nuôi đến hàng triệu người lao động.
DN không đòi hỏi nhiều về cơ chế chính sách như thuế đất, vốn, vấn đề là thị trường. Nên có chính sách bảo vệ thị trường nội địa để tạo công ăn việc làm cho lao động cơ khí. Thời gian qua, ngành cơ khí yếu kém không phải lỗi của DN, họ đã cố gắng hết sức. Cơ khí phát triển được không là do ý chí của Nhà nước chứ không thể chỉ có DN. Ngay cả Mỹ bây giờ, họ cũng có xu hướng bảo vệ thị trường ở các lĩnh vực nhạy cảm. Việt Nam quá dễ dãi với DN nước ngoài cho nên không bảo vệ thị trường trong nước, không nuôi được lực lượng lao động cơ khí.
Chính sách cho ngành cơ khí dù đã có nhưng quá trình thực hiện thì vẫn không ít các gói thầu/dự án cơ khí lớn trong nước vào tay nhà thầu ngoại. Việc ra đời của Chỉ thị số 13/CT-TTg thay thế cho Chỉ thị 494 có khắc phục được tình trạng này không, thưa ông?
Phải nói rằng Chỉ thị số 13/CT-TTg về tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước vừa được ban hành đã đáp ứng được mong mỏi của các nhà thầu cơ khí trong nước lâu nay. So với Chỉ thị số 494/CT-TTg thì Chỉ thị số 13/CT-TTg có nhiều nội dung như: Về việc phân chia gói thầu, chỉ đấu thầu quốc tế khi hàng hóa trong nước không sản xuất được hoặc không đáp ứng yêu cầu…, có nghĩa là trách nhiệm của các chủ đầu tư, bên mời thầu trong việc bóc tách, phân chia gói thầu rõ ràng và chặt chẽ hơn.
Tuy nhiên, muốn thực hiện được Chỉ thị 13 hay Chỉ thị 494 thì không chỉ có chủ đầu tư mà vấn đề là “bàn tay” hữu hình của Nhà nước trong việc tạo vốn. Hầu như giám đốc, chủ đầu tư dự án đều phải đi vay vốn nước ngoài nên sức ép về vốn buộc họ phải chấp nhận những thứ nhà thầu đặt ra. Chỉ thị 13 có đặt ra vấn đề chủ đầu tư nhưng không phải quyết gốc rễ vấn đề là nguồn vốn ở đâu, nguồn vốn nào và cơ chế sử dụng nguồn tài chính ấy để làm cho chủ đầu tư không phụ thuộc vào tổng thầu nước ngoài.
Để Chỉ thị 13 thực sự đi vào cuộc sống, phía Hiệp hội có kiến nghị như thế nào, thưa ông?
Sau khi Chỉ thị 13 ra đời, các DN, Hiệp hội phải phát hiện những dự án sử dụng vốn trong nước tại sao lại đi đấu thầu quốc tế không sử dụng theo Chỉ thị 13. Tuy nhiên, vấn đề chế tài xử phạt trong Chỉ thị 13 cũng chưa có, mới chỉ đưa ra nội dung cấm đấu thầu còn những cơ chế về tài chính thì chưa thấy thể hiện và chưa thấy rõ hơn. Theo tôi, còn phải góp ý để Chỉ thị 13 được ứng dụng vào thực tế.
Từ những nội dung của Chỉ thị số 13/CT-TTg cũng đặt ra yêu cầu lớn đối với DN cơ khí và Hiệp hội. Cụ thể, với DN cơ khí cần chủ động tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm khi chế tạo nên những sản phẩm mới. Thực tế cho thấy, chúng ta có nhiều DN cơ khí mạnh như: Thiết bị điện Đông Anh, Bơm Hải Dương… đã có nhiều sản phẩm tốt và XK, nhưng thực tế DN lại ít tuyên truyền, giới thiệu khiến không ít khách hàng trong nước có nhu cầu song không biết.
Hiệp hội cũng đang dự kiến tập hợp về cơ chế tài chính, giấy phép, tổ hợp tư vấn cho Chính phủ làm sao vạch ra sản phẩm nào sản xuất trong nước. Ví dụ Hiệp hội đã đề xuất, tất cả công trình đầu tư bằng vốn ngân sách, vốn trái phiếu chính phủ, trước khi trình Bộ Công Thương để phê duyệt phải thông qua nhóm tư vấn do Hiệp hội chủ trì để chọn ra thiết bị nào phải đấu thầu quốc tế, thiết bị nào được gia công sản xuất trong nước. Khi có danh sách trình Bộ Công Thương, Hiệp hội sẽ chịu trách nhiệm với đề xuất của mình, khi ấy Bộ Công Thương mới phê duyệt dự án được đầu tư hay không.
Xin cảm ơn ông!
Ông Trần Ngọc Hà, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM): Thương hiệu máy nông nghiệp, ô tô, công nghiệp phụ trợ của VEAM và các đơn vị thành viên chưa được biết đến nhiều ở thị trường nước ngoài. Hiện tại việc nghiên cứu và phát triển thị trường XK của VEAM là do các đơn vị thành viên tự thực hiện và chưa bài bản. Việc XK các sản phẩm động cơ, máy nông nghiệp khác, máy phát điện… hầu như rất ít, chưa có nhiều đối tác phân phối tại nước ngoài, chỉ có một số lượng ít bán qua công ty trung gian Việt Nam, song DN luôn trong tình trạng bị ép giá. Đặc biệt, khi có thị trường thì các công ty lại NK máy Trung Quốc bán thay vào thị trường đã mở mà không lấy của VEAM. Một trong những yếu tố quan trọng của việc giữ vững thị trường XK và đẩy mạnh XK là thông qua các nhà phân phối, đại lí và việc thu thập phản hỏi của thị trường XK qua khảo sát thị trường để VEAM có đủ thông tin cải tiến chất lượng sản phẩm. Đây là một trong những điểm mấu chốt quyết định việc duy trì và tăng tốc mở rộng thị trường. Do vậy, chúng tôi sẽ tăng cường hơn khâu quảng bá thương hiệu, sản phẩm và năng lực của mình, tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Ông Dương Văn Hồng, Tổng giám đốc Tổng công ty Cơ khí xây dựng (COMA): Chúng tôi đã tích cực quan hệ hợp tác với các tổ chức nước ngoài như Đức, Áo, Nhật… để tham gia chế tạo và cung cấp thiết bị đồng bộ cho các dự án trong và ngoài nước. COMA cũng đã bắt đầu đầu tư một số dây chuyền thiết bị hiện đại tham gia vào việc sản xuất chi tiết linh kiện cho các ngành lắp ráp đồ gia dụng, điện tử cũng như việc chế tạo các loại khuôn mẫu phục vụ ngành công nghiệp khác. Qua thực tế thi công các công trình có yếu tố nước ngoài, chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, từ khâu quản lí dự án, quản lí chấ lượng công trình (thiết kế kĩ thuật, kiểm soát thiết kế, giám sát chế tạo) đến việc nghiệm thu và thanh quyết toán công trình. Các công ty nước ngoài thường có vốn đầu tư lớn, yêu cầu cao về chất lượng, tiến độ thi công nhanh. Trong khi, các DN trong nước thường không thể một mình đảm nhận hết các công việc mà phải hợp tác, liên doanh để thực hiện, mỗi đơn vị làm một phần việc thuộc sở trường khả năng của mình. Yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm đòi hỏi phải áp dụng công nghệ thi công và thiết bị mới, đi theo đó là phải nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ để thực hiện công việc. Ông Trần Quốc Toản, Tổng giám đốc Công Tổng công ty Cơ khí Vận tải Sài Gòn (SAMCO): Một trong những yếu tố được nhấn mạnh gần đây khi một DN muốn nâng cao tính cạnh tranh đó là tạo sự khác biệt. Khách hàng cảm nhận sự khác biệt của DN dựa trên cách ứng xử, các nguyên tắc kinh doanh, tính cam kết và tính chuyên nghiệp của DN. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang chứng kiến các công nghệ tiên tiến giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, tăng hiệu quả sản xuất, thúc đẩy sáng tạo và chất lượng sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ. Trước sức mạnh của làn sóng công nghiệp 4.0, SAMCO từ lâu đã định hướng và hiện đang liên tục nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm, hợp tác với các trường đại học đào tạo đội ngũ thiết kế, nghiên cứu chế tạo các sản phẩm phù hợp với đặc tính thị trường Việt Nam và nhu cầu đa dạng của khách hàng, đặc biệt là hướng đến sản phẩm thân thiện với môi trường để phát triển bền vững. Diệp Anh (thực hiện) |
相关文章
Cục Thuế Cao Bằng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, phấn đấu thu vượt dự toán năm 2025
Cao Bằng: Thu nội địa 11 tháng vượt 11,6% dự toán13/17 khoản thu ước hoàn thành vượt dự toánĐánh giá2025-01-13- Tuần trước, Jamaica thông báo sẽ cung cấp 4 triệu US2025-01-13
Argentina tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận 3.000 người di cư Syria
Người di cư Syria chờ để sang Hy Lạp sau khi bị cả2025-01-13Nga trang bị tên lửa hành trình cấp chiến lược không đối đất mới
Theo nguồn tin này, Tu-22M3 có thể khai hỏa tên lửa O2025-01-13Trang web Tổng thống Putin, Điện Kremlin bị hack
Theo Chính phủ Nga, tin tặc đã tấn công trang web của Tổng thống Putin hôm 13-9 - Ảnh: dailystar.co.2025-01-13
最新评论