您现在的位置是:Thể thao >>正文

【ketqua hang nhat anh】Tình hình biển Đông mới nhất: Vì sao Tướng Dempsey tới Việt Nam?

Thể thao256人已围观

简介The Wall Street Journal ngày 15/8 bình luận, việc Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng li ...

TheìnhhìnhbiểnĐôngmớinhấtVìsaoTướngDempseytớiViệketqua hang nhat anh Wall Street Journal ngày 15/8 bình luận, việc Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ tướng Martin Dempsey thăm chính thức Việt Nam cho thấy Washington mong muốn xây dựng lực lượng "đồng minh mới" trong khu vực trong lúc quan hệ giữa Trung Quốc với láng giềng đang căng thẳng (sau một loạt các động thái bành trướng, leo thang gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông).

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey thăm Việt Nam. Ảnh: The Wall Street Journal/Reuters

Chuyến công du Việt Nam của tướng Martin Dempsey lần này là động thái mới nhất của Mỹ nhằm hỗ trợ các đồng minh và đối tác châu Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam tăng cường năng lực phòng thủ của mình. Cả 2 nước đang phải đối mặt với Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông.

Đáng chú ý chuyến thăm của ông Dempsey tới Việt Nam chỉ cách chuyến đi của 2 Thượng nghị sĩ Mỹ 1 tuần. Trong đó Thượng nghị sĩ John McCain cho hay, ông tự tin rằng lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam có thể được nới lỏng.

The Wall Street Journal bình luận, mặc dù Việt Nam khó có thể mua nổi các loại vũ khí tối tân nhất của Mỹ, nhưng các chuyên gia quân sự cho rằng, Việt Nam muốn có các máy bay tuần tra Mỹ đã sử dụng P-3C Orion cũng như các thiết bị quân sự đã qua sử dụng khác.

Một vài năm trở lại đây, quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ và Nhật Bản không ngừng được củng cố, trong khi quan hệ với Trung Quốc lại đang căng thẳng liên quan đến vấn đề Biển Đông. Sau chuyến thăm Mỹ năm ngoái của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, quan hệ Việt - Mỹ đã được tăng cường mạnh mẽ. Trong tháng 3, Việt Nam và Nhật Bản đã ký hiệp định tăng cường hợp tác an ninh biển.

Việt Nam trở nên đặc biệt lo lắng với người láng giềng Trung Quốc kể từ đầu tháng 5 khi Bắc Kinh đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam gây ra căng thẳng tồi tệ nhất giữa 2 nước trong 2 thập kỷ qua.

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey.

Xung quanh chuyến công du này, tạp chí The Interpreter ngày 15/8 bình luận, Tổng thống Mỹ Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã nói với tướng Martin Dempsey: "Nơi đến cho ông bây giờ là Việt Nam", điều này đã bắt nguồn cho chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam của một Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ kể từ năm 1971.

Ngoài cuộc hội đàm kín với Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, tướng Martin Dempsey còn có cuộc hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trong khu vực.

Sau 2 tháng căng thẳng, Trung Quốc đã rút giàn khoan 981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt nam. Đối với Bắc Kinh, đó là một bước đột phá thành công để kiểm tra quyết tâm của Mỹ và ASEAN, cả 2 đã không có phản ứng mạnh mẽ trước các hành động thay đổi hiện trạng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Cũng chính vụ giàn khoan 981 làm dấy lên những quan điểm kêu gọi Việt Nam cần "thoát khỏi quỹ đạo của  Trung Quốc". Học giả Gary Sands cho rằng hiện tại là khoảng thời gian để Việt Nam làm điều này.

Từ lâu Việt Nam đã chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, thêm bạn bớt thù. Tất nhiên quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn với Hoa Kỳ có thể trở thành một đối trọng với sự hung hăng của Trung Quốc. Nhưng trong khi chuyến thăm của tướng Dempsey mở ra một sự hợp tác lớn hơn với Mỹ thì điều này cũng không nên được phóng đại.

Đối với Washington, có lẽ họ không chỉ quan tâm về sự hung hăng gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông mà còn bao gồm quan hệ ngày càng tăng giữa Việt Nam với Nga. Moscow là một nhà cung cấp thiết bị quân sự cho Việt Nam, hai nước đã ký 17 thỏa thuận về quân sự, kinh tế trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin vào tháng 10 năm ngoái.

Việt Nam đã bắt đầu nhận tàu ngầm lớp Kilo của Nga, tàu khu trục Gepard và máy bay Su-30MK2. Tất cả nhằm tăng cường năng lực phòng thủ cho Việt Nam, đặc biệt là trên Biển Đông.

Việt Nam cũng là một mắt xích quan trọng trong kế hoạch của Nga về một liên minh hải quan Á - Âu. Theo Chatham House, Việt Nam giữ vai trò quan trọng của việc Nga mở rộng ảnh hưởng sang khu vực châu Á và cảng Cam Ranh của Việt Nam lại nằm trong mối quan tâm chiến lược của Nga.

Do đó không có ghì ngạc nhiên khi Mỹ quan tâm tới việc tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam. Hơn nữa, việc một nhà lãnh đạo quân sự Mỹ thăm Việt Nam như tướng Martin Dempsey có thể tránh được những bình luận (ác ý) về nhân quyền.

Theo Giáo dục VN

Tags:

相关文章