Rộng cửa phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp- Bài 1: Kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế Nhóm ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp Nhà đầu tư không nên mua trái phiếu doanh nghiệp nếu chưa đánh giá rủi ro của trái phiếu cũng như doanh nghiệp phát hành TPDN là kênh dẫn vốn quan trọng cho DN. Ảnh: Internet Phát hành TPDN sôi động
Theo TS Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, mặc dù có sự trầm lắng trong quý 4/2020 sau khi Nghị định 81/2020/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp có hiệu lực nhưng hoạt động phát hành TPDN nhìn chung vẫn diễn ra rất sôi động và trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của DN trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài và lan rộng.
Dẫn số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), chuyên gia Cấn Văn Lực cho hay, tính đến hết tháng 6/2021, tổng dư nợ thị trường trái phiếu Việt Nam tương đương khoảng 22,8% GDP; trong đó, TPDN có quy mô khoảng 5,2% GDP.
Thị trường TPDN Việt Nam có bước tăng trưởng đột phá kể từ năm 2016 tới nay cho dù đã manh nha hình thành kể từ năm 1997 và bắt đầu phát triển từ năm 2005-2006.
Quy mô thị trường trái phiếu của Việt Nam (bao gồm cả TPDN và trái phiếu Chính phủ) vẫn còn nhỏ bé so với các nước trong khu vực. Điều này cho thấy thị trường TPDN của Việt Nam còn nhiều dư địa để mở rộng trong tương lai.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Cấn Văn Lực, dù là kênh dẫn vốn quan trọng cho DN, đặc biệt là các DN BĐS nhưng thị trường TPDN Việt Nam thời gian qua phát triển không ổn định.
“Nếu năm 2016, thị trường TPDN tăng 203% thì đến năm 2017 quay đầu giảm tới 11%, sau đó bật tăng tới 227% vào năm 2018. Từ đó tới nay, mức tăng trưởng của thị trường giảm dần xuống 103% năm 2019, 36% năm 2020 và đạt mức 18,3% tính tới tháng 6/2021”, chuyên gia này dẫn chứng.
Cơ cấu nhà đầu tư TPDN hiện cũng có rất nhiều vấn đề, thể hiện qua tỷ trọng đầu tư TPDN. Theo đó, đầu tư TPDN của các tổ chức tín dụng giảm từ 35% năm 2018 xuống 17,4% năm 2019 và lên 25% trong nửa đầu năm 2021. Trong khi đó, tỷ trọng này của các công ty chứng khoán luôn duy trì ở mức cao 39,4% năm 2018, 44,1% năm 2019 và 44,4% nửa đầu năm 2021.
Điều này cho thấy các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư cá nhân mới là những nhà đầu tư chính trên thị trường.
Theo ông Cấn Văn Lực, dù có nhiều điểm sáng tối đan xen song tiềm năng phát triển của thị trường TPDN là rất lớn.
Theo đó, lãi suất ngân hàng vẫn đang ở mức thấp và có thể duy trì trong năm 2021-2022 thì kênh đầu tư TPDN với lãi suất trung bình 8-9%/năm vẫn có sức hút đối với nhà đầu tư cá nhân và tổ chức nếu các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro.
Với 3 Nghị định quy định hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán đã được ban hành và các thông tư hướng dẫn đi cùng là khung khổ pháp lý quan trọng nhằm thúc đẩy thị trường TPDN trong tương lai theo hướng hiệu quả và chất lượng hơn.
Kiến nghị được chuyển đổi TPDN thành cổ phần
Dưới góc độ DN, ông Trần Văn Thế, Phó Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả, cho biết, room tín dụng về ngành hạ tầng giao thông ngày càng hạn chế, do đó, đây chính là thời điểm chín muồi để phát hành TPDN để thực hiện các dự án PPP giao thông.
Ông Trần Văn Thế cho biết, tới đây, DN sẽ phát hành TPDN để thực hiện các dự án giao thông vừa trúng thầu với nhiều dự án trọng điểm quốc gia như dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo - một dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam có tổng mức đầu tư 9.000 tỷ đồng, dự án Hữu Nghị - Chi Lăng khoảng 7.500 tỷ đồng, dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh 12.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của đại diện Tập đoàn Đèo Cả, trong quá trình phát hành trái phiếu, còn vài vướng mắc về mặt chính sách cũng như thực tiễn. Cụ thể, theo Điều 6 Nghị định 28/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 quy định về cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư PPP, DN dự án PPP chỉ được phát hành trái phiếu riêng lẻ không chuyển đổi. Như vậy, quy định này đã bó hẹp DN.
Một điểm bất lợi nữa là nhu cầu vốn trong lĩnh vực hạ tầng giao thông rất lớn, trong khi thời gian hoàn vốn thông thường của một dự án kéo dài. Với dự án có phương án tài chính tốt thì thời gian hoàn vốn 15 năm, còn lại thường rơi vào 20 năm, thậm chí 23 năm. Vì vậy, DN phải tính đến phương án phát hành trái phiếu làm sao đảm bảo tính chất tuần hoàn, liên tục, đảm bảo các kỳ trả nợ phù hợp với vòng đời của dự án trong suốt 15 năm để hoàn vốn.
Theo đó, đại diện DN này kiến nghị các DN có thể phát hành TPDN ra công chúng, thậm chí phát hành trái phiếu quốc tế, vì lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông đòi hỏi nguồn vốn vô cùng lớn và phù hợp với việc phát hành trái phiếu quốc tế.
Nếu được phát hành trái phiếu chuyển đổi, sau giai đoạn 3-5 năm, nhà đầu tư có quyền chuyển đổi TPDN thành cổ phần, DN biến nợ thành vốn chủ sở hữu. Nghĩa là, DN không còn nghĩa vụ trả nợ, mà sử dụng vốn góp của nhà đầu tư, cùng phát triển DN và dự án đó.
Đồng thời, ông Thể đề xuất cần sớm có Quỹ đầu tư hạ tầng, chuyên cho vay ưu đãi, hoặc đầu tư trái phiếu hạ tầng, trái phiếu dự án của DN. Quỹ đầu tư hạ tầng quốc gia cũng có thể rót vốn mồi, vừa tạo niềm tin cho các nhà đầu tư mua trái phiếu của DN hạ tầng giao thông vừa khiến thị trường hấp dẫn hơn.
顶: 4558踩: 1
【ket qua benfica】Tiềm năng phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp là rất lớn
人参与 | 时间:2025-01-11 06:53:43
相关文章
- Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- Từ 1/10, giấy phép lái xe quốc tế có thể sử dụng ở 73 quốc gia
- Ưu tiên chính sách giảm nghèo ở khu vực dân tộc thiểu số
- Nghi ngờ chị dâu ngoại tình vì thấy chị dẫn các con đi du lịch cùng người yêu cũ
- Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- Thạc sĩ rơi lầu vượt qua biến cố nhờ tình thương của bố mẹ
- Hơn 18.500 phạm nhân được đặc xá dịp Quốc khánh 2/9
- 9X Hải Phòng đam mê làm nhà mô hình từ tăm tre
- Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- Cỗ đám cưới ở Bắc Ninh toàn cua hoàng đế, bào ngư khiến dân mạng trầm trồ
评论专区