当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kết quả bóng đá nhà nghề mỹ】Dâu tằm tơ Việt Nam với giấc mơ vươn ra thế giới 正文

【kết quả bóng đá nhà nghề mỹ】Dâu tằm tơ Việt Nam với giấc mơ vươn ra thế giới

来源:Empire777   作者:Thể thao   时间:2025-01-25 16:25:55

VHO - Mỗi năm,âutằmtơViệtNamvớigiấcmơvươnrathếgiớkết quả bóng đá nhà nghề mỹ Việt Nam sản xuất và xuất khẩu khoảng 2 ngàn tấn tơ các loại, thu về 70 triệu USD/năm, góp phần mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa.

Dâu tằm tơ Việt Nam với giấc mơ vươn ra thế giới - Anh 1

Chất lượng kén nâng cao giá trị tơ Việt

“Con số 70 triệu USD/năm là con số nhỏ so với thực tế, chỉ mới ở lượng xuất khẩu tơ sợi. Còn cái quan trọng hơn nhưng khó thống kê có thể cao gấp 3 lần xuất khẩu chính là các sản phẩm như hàng may mặc cao cấp”, ông Lê Quang Tú, Chủ tịch Hiệp hội dâu tằm tơ Việt Nam cho biết. 

Đưa câu chuyện văn hóa nghề vào sản phẩm
Ông Lê Thái Vũ, Phó Chủ tịch Hiệp hội dâu tằm tơ Việt Nam cho biết, ban chấp hành Hiệp hội vừa mới đưa ra hoạch định chiến lược cho ngành dâu tằm với mục tiêu phát triển bền vững về nghề trồng dâu nuôi tằm, tạo thương hiệu cho sản phẩm sợi, tơ, lụa trên thị trường thế giới.
Theo đó, phát triển mô hình làng mẫu trồng dâu nuôi tằm bền vững, phát triển nông thôn mới thông qua thiết lập mô hình làng mẫu để nâng cao giá trị gia tăng cho tằm tơ. Đồng thời gìn giữ nét văn hóa bản địa qua đó phát triển mô hình trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa kết hợp với phát triển du lịch sinh thái “xanh, sạch” như Quảng Nam. 

Dâu tằm tơ Việt Nam với giấc mơ vươn ra thế giới - Anh 2

Trình diễn nghề tại Làng lụa Hội An

Làng Lụa Hội An là đơn vị tiên phong đầu tư, đưa câu chuyện “Bà Chúa Tằm Tang” cùng với hành trình của nghề ươm tơ dệt lụa được chắt lọc, sáng tạo thành câu chuyện “dòng sông lụa” thú vị về nghề dâu tằm, lôi cuốn du khách quốc tế tìm hiểu bề dày văn hóa- lịch sử, con người gìn giữ nét đẹp truyền thống của vùng dâu tằm xứ Quảng.

"Trong không gian Làng Lụa Hội An, du khách cũng sẽ tận mắt chứng kiến quy trình của nghề, từ trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ kéo sợi rồi dệt lụa. Có thể đặt may “nóng” những bộ đồ áo quần từ sản phẩm tơ lụa lựa chọn tại làng. Từ đó họ sẵn sàng chi tiêu cho giá trị của câu chuyện nghề cũng như công phu của những người dệt lụa, may đồ từ tơ lụa”, ông Lê Thái Vũ, Phó Chủ tịch Hiệp hội dâu tằm tơ Việt Nam chia sẻ.

Xây dựng thương hiệu trồng dâu nuôi tằm sạch
Nếu Hội An có thể xem là thị trường tiêu thụ, “cầu nối” đưa tơ lụa và các sản phẩm may mặc từ tơ lụa thương hiệu Việt tiếp cận với thế giới thì TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng được biết đến là thủ phủ ngành dâu tằm tơ Việt Nam. 
Đầu thập niên 60, các chuyên gia Nhật Bản đã chọn Bảo Lộc trồng thực địa cây dâu, đồng thời tiến hành nuôi khảo nghiệm tằm giống. Năm 1968, Trung tâm tằm tang Bảo Lộc ra đời, đặt nền móng để sau này Bảo Lộc trở thành thủ phủ ngành tơ lụa Việt Nam. Hiện nay, nghề trồng dâu nuôi tằm được phát triển tại Bảo Lộc, Lâm Đồng  với hơn 7.300 hecta dâu,  8.900 tấn kén, 1.200 tấn tơ/năm. 

Dâu tằm tơ Việt Nam với giấc mơ vươn ra thế giới - Anh 3

Nghề trồng dâu ở Bảo Lộc ngày càng phát triển 

Anh Minh, Giám đốc công ty Hà Bảo Silk (Bảo Lộc) chuyên sản xuất và cung cấp lụa tơ tằm chia sẻ:  Xét về kinh tế thì trồng dâu, nuôi tằm có hiệu quả cao, trung bình lãi suất từ 400-500 triệu đồng/ha. Cây dâu cũng khá dễ trồng, dễ phát triển, ít tốn công chăm sóc,  không cần nhiều phân bón, không tốn thuốc bảo vệ thực vật. Nhiều nông dân ở đây đã mạnh dạn đầu tư, tái tạo đất, chuyển đổi từ trồng cây cà phê sang trồng cây dâu, nuôi tằm. Mạnh dạn loại bỏ giống dâu cũ năng suất thấp 15 tấn/1 ha/năm thay bằng giống mới đạt 30 tấn/ha/năm. Giờ người trồng dâu không còn than vãn câu “làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” như xưa nữa đâu. 
Anh Huỳnh Tấn Phước, Giám đốc Công ty TNHH Tơ Nhật Minh (Bảo Lộc) cho biết: Các sản phẩm tơ lụa của cơ sở hiện được nhiều hãng thời trang nổi tiếng thế giới đặt hàng, ký kết hợp đồng dài hạn với mức giá cao. Tuy vậy, công ty không đủ hàng để cung cấp cho đối tác. 
Công ty đã quy hoạch lại vùng trồng dâu, hợp tác cùng nông dân đầu tư từ trứng giống tằm đến kỹ thuật trồng dâu theo mô hình oganic- hoàn toàn không dùng đến thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Tất cả sản phẩm làm ra được Nhật Minh bao tiêu với giá cao. Đem lại lợi nhuận cao cho người trồng dâu nuôi tằm. Từ đó nông dân chuyển hướng theo mô hình sạch”, anh Phước chia sẻ.   

Dâu tằm tơ Việt Nam với giấc mơ vươn ra thế giới - Anh 4

Đầu tư công nghệ hiện đại sản xuất lụa Việt

Đầu tháng 8 vừa qua, đoàn các thành viên Liên minh Tơ lụa quốc tế (ISU) do ông Zhang Guoqiang, Chủ tịch Đại hội đồng ISU làm trưởng đoàn đã đến thăm Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Việt Nam tại Bảo Lộc, cùng làm việc, trao đổi với Hiệp hội dâu tằm tơ Việt Nam. 
Nhận xét sau chuyến tham quan, ông Zhang Guoqiang cho rằng: Tơ tằm Việt Nam mở xu hướng mới trong phát triển công nghiệp như sử dụng toàn diện tài nguyên nuôi tằm, nuôi tằm công nghiệp, sản xuất tơ lụa thông minh, xanh và bền vững, cũng như các hướng phát triển mới của ngành như thúc đẩy giáo dục tơ lụa, thời trang đổi mới sáng tạo và hợp tác quốc tế sẽ tạo thương hiệu mạnh trên thế giới. 

Theo báo cáo của Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam, cả nước hiện có 37 tỉnh, thành có nghề trồng dâu nuôi tằm với tổng diện tích 13 nghìn ha; 38 ngàn hộ chuyên trồng dâu nuôi tằm, trong đó vùng Tây Nguyên chiếm 50%, chủ yếu tập trung tại Lâm Đồng. Có 40 nhà máy ươm tơ, dệt lụa, bình quân sản xuất và xuất khẩu khoảng 2.000 tấn tơ các loại, thu về 70 triệu USD/năm.

标签:

责任编辑:Thể thao