您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【nhan dinh han quoc】Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm? 正文

【nhan dinh han quoc】Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?

时间:2025-01-10 22:57:01 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường Xuất khẩu tốt, FMC đạt doanh số tăng gần 50% Xu nhan dinh han quoc

Giá tăng,ầngìđểtháogỡkhókhănnângcaonănglựccạnhtranhchongànhtônhan dinh han quoc xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường Xuất khẩu tốt, FMC đạt doanh số tăng gần 50% Xuất khẩu tôm mang về gần 2,8 tỷ USD Hoa Kỳ kết luận vụ việc điều tra chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Ngành tôm vẫn đối diện nhiều khó khăn

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã phải đối mặt với nắng nóng tại Trung bộ, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại Nam bộ, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc gây thiệt hại và ảnh hưởng rất lớn đối với nuôi trồng thuỷ sản.

Bên cạnh đó, còn có tình trạng giá bán nguyên liệu thuỷ sản nuôi chủ lực thấp, sự cạnh tranh gay gắt của các nước như Ecuador, Ấn Độ...

Vượt qua những khó khăn chủ yếu nêu trên, kết quả sản xuất thuỷ sản 9 tháng đạt kết quả khá, ước đạt 6.972,4 nghìn tấn tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 3.995,9 nghìn tấn tăng 4,0% so với cùng kỳ 2023, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7,23 tỷ USD.

Phát biểu tại Hội thảo tham vấn giải pháp nuôi tôm hiệu quả và kết quả đánh giá sơ bộ triển khai Quyết định 79/QĐ-TTg giai đoạn 2018-2023, ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi tôm trên 280.000 ha, trong đó bao gồm nuôi thâm canh, siêu thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến kết hợp với tôm – lúa…, với sản lượng thu hoạch bình quân trên 280.000 tấn/năm.

Trong năm 2024, tình hình phát triển nuôi tôm tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, thay đổi nhanh về cơ cấu sản xuất, ứng dụng công nghệ trong sản xuất góp phần tăng năng suất và sản lượng tôm nuôi.

“Trong 10 tháng năm nay, sản lượng tôm nuôi đạt trên 200 ngàn tấn, đạt 82,3% so kế hoạch, tăng 2,02% so cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 968 triệu USD, bằng 87% so kế hoạch, tăng trên 12% so cùng kỳ. Kế hoạch năm 2024 của tỉnh là 243.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu trên 1,2 tỷ USD/năm”, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết thêm.

Tuy nhiên nghề nuôi tôm tỉnh này vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức. "Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi bất thường; dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn xảy ra; môi trường vùng nuôi tôm chưa được kiểm soát tốt; giá vật tư đầu vào luôn có xu hướng tăng, trong khi đó giá tôm nguyên liệu có những thời điểm giảm sâu, nhất là giá tôm thẻ chân trắng; việc ứng dụng khoa học, công nghệ còn hạn chế; kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển chưa đáp ứng… làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất", đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau chia sẻ.

Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
Quang cảnh Hội thảo tham vấn giải pháp nuôi tôm hiệu quả và kết quả đánh giá sơ bộ triển khai Quyết định 79/QĐ-TTg giai đoạn 2018-2023.

Áp dụng tiêu chuẩn sản xuất thủy sản bền vững

Cục trưởng Cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Trần Đình Luân nhận định, vấn đề tăng năng suất và sản lượng phải đi song hành cùng lợi nhuận của người nuôi và doanh nghiệp. Lợi nhuận của người nuôi tôm đạt thấp do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính do chi phí sản xuất cao, dịch bệnh ngày càng nhiều, công tác quản lý dịch bệnh trên tôm nuôi còn nhiều khó khăn. Gà, heo thì có thể có một chuồng, còn tôm nuôi thì cần rất nhiều ao nuôi với diện tích lớn, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cấp, nên công tác quản lý dịch bệnh luôn gặp nhiều khó khăn.

Xuất khẩu tôm 2 tháng đầu năm 2022 tăng tới 46% so với cùng kỳ năm ngoái. 	Ảnh: N.Thanh
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sẽ hồi phục trở lại mức 9,5 - 10 tỷ USD năm 2024, trong đó ngành tôm đạt khoảng 4 tỷ USD. Ảnh minh họa: XT.

Trước những khó khăn ngành tôm gặp phải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ. Theo đó, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho rằng, cần xây dựng mô hình quản lý cộng đồng vùng nuôi tập trung áp dụng tiêu chuẩn sản xuất thủy sản bền vững như: GlobalGAP, VietGAP, tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt (BAP), nuôi trồng thủy sản hữu cơ, nuôi sinh thái và các tiêu chuẩn quốc tế khác theo yêu cầu thị trường xuất khẩu.

Ngoài ra cũng cần đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là xử lý chất thải và nước thải trong quá trình sản xuất để bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tương ứng với loại hình nuôi. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư chuyển giao công nghệ, xây dựng các cơ sở vật tư, thiết bị, cung ứng dịch vụ trong nước được chủ động sản xuất và giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nuôi trồng thủy sản.

Thực hiện có hiệu quả việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, thường xuyên cảnh báo về giá cả thị trường như: giá tôm nguyên liệu; giá thuốc, thức ăn, vật tư thủy sản... đến người dân để có kế hoạch nuôi và thu hoạch đạt lợi nhuận cao.

Năm 2024, dự kiến kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sẽ hồi phục trở lại mức 9,5 - 10 tỷ USD năm 2024 (trong đó, dự báo ngành tôm đạt khoảng 4 tỷ USD, cá tra đạt khoảng 1,9 tỷ USD, các mặt hàng hải sản khác đạt khoảng 3,6 – 4,1 tỷ USD), tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 5,86 triệu tấn.