游客发表
发帖时间:2025-01-25 18:12:38
CĂN CỨ NHU CẦU VÀ CHẤT LƯỢNG ĐỂ XÉT TUYỂN
Những năm qua,ửtuyểnphảidựatrecircnquyhoạchcaacutenbộkết quả series a huyện Bù Đăng đã phối hợp với các đơn vị liên quan trong xét duyệt hồ sơ tuyển sinh. Trước khi xét sơ tuyển, những nơi chưa có hoặc có ít cán bộ, công chức, viên chức so với quy định, UBND huyện đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc giao thêm chỉ tiêu. Nếu đăng ký vượt chỉ tiêu được giao, Hội đồng tuyển sinh của huyện xét con em gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh theo mức độ thương tật từ cao xuống thấp và ưu tiên học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh, học sinh xếp loại học lực và hạnh kiểm tốt.
Xét cử tuyển phải căn cứ nhu cầu vị trí việc làm. Trong ảnh: Bà Lương Thị Đằm, Phó phòng Nội vụ là một trong 3 cán bộ người DTTS thuộc biên chế công chức hành chính cấp huyện
Sau khi có chỉ tiêu, Hội đồng tuyển sinh công khai chỉ tiêu cử tuyển và chỉ đạo Phòng GD-ĐT huyện hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, đối tượng tuyển chọn xuống các xã và thôn. Đồng thời, hướng dẫn học sinh làm hồ sơ đăng ký. Theo đó, từ năm 2006 đến 2014 (năm 2015, 2016, Bù Đăng không đăng ký cử tuyển), UBND tỉnh đã quyết định cử đi học đại học, cao đẳng hệ cử tuyển đối với 214 học sinh có hộ khẩu thường trú trên địa bàn huyện Bù Đăng. Trong đó, có 196 em DTTS và 18 em dân tộc Kinh ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đến nay, trong số 196 em DTTS, đã có 71 em tốt nghiệp, 72 em còn theo học, 1 em tạm hoãn học, 1 em nghỉ học vì lý do sức khỏe, 8 em bị buộc thôi học, 24 em không nhập học và 19 em dự bị không đạt. Trong số 71 sinh viên tốt nghiệp, Bù Đăng đã bố trí việc làm cho 37 em, 10 em đang chờ bố trí, 24 em chưa liên hệ cơ quan có thẩm quyền để bố trí việc làm.
...VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN, BẤT CẬP
Bà Lương Thị Đằm, Phó trưởng Phòng Nội vụ huyện Bù Đăng cho biết: “Công tác cử tuyển ưu tiên con em đồng bào DTTS với 85% chỉ tiêu, 15% còn lại là con em người Kinh ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Thế nhưng, phần lớn học sinh DTTS có học lực trung bình hoặc trung bình khá nên việc tiếp thu kiến thức văn hóa, chuyên ngành còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, khi vào học đại học, cao đẳng, số em vượt qua năm dự bị không nhiều. Nhiều em bỏ học hoặc xin chuyển ngành học, bị buộc thôi học nhưng không báo cho huyện biết. Phần lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp không trở về để UBND huyện bố trí việc làm mà tự xin việc ở nơi khác. Một số em chỉ liên hệ Sở GD-ĐT và Sở Nội vụ để đề nghị bố trí việc làm”.
Đến cuối năm 2016, Bù Đăng được giao 3.320 biên chế, huyện đã thực hiện 3.091 biên chế. Cán bộ công chức, viên chức người DTTS chiếm 17,5% với 541 người. Trong đó có 3 cán bộ, công chức người DTTS giữ chức vụ lãnh đạo huyện; 412 người thuộc biên chế sự nghiệp giáo dục, 65 biên chế cán bộ, công chức cấp xã và 13 biên chế sự nghiệp khác. |
Một bất cập nữa là cơ cấu, thành phần DTTS tham gia cử tuyển chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng. Học sinh các DTTS tại chỗ như S’tiêng, Mơnông, Châu Mạ không có nguồn để cử tuyển. Trong số 214 sinh viên được cử đi học từ năm 2006 đến 2014, chỉ có 49 em thuộc DTTS tại chỗ, chiếm 22,9%; học sinh dân tộc Tày, Nùng chiếm 58,9%; dân tộc Kinh và các dân tộc khác chiếm 18,2%. Theo đánh giá của Phòng Nội vụ huyện, nguyên nhân dẫn đến khó bố trí, sắp xếp việc làm cho sinh viên cử tuyển sau khi tốt nghiệp một phần là do trước đây, khi đăng ký chỉ tiêu đào tạo, huyện chưa tính toán được tỷ lệ tăng, giảm biên chế; chưa xác định được vị trí việc làm và không xây dựng kế hoạch bố trí, sử dụng sau đào tạo. Việc xét cử tuyển chỉ dựa trên số lượng chỉ tiêu do UBND tỉnh giao mà không chú trọng đến chỉ tiêu ngành nghề cần thiết.
Đặc biệt, điều kiện đăng ký cử tuyển đối với sinh viên DTTS chỉ cần học lực trung bình trở lên. Bởi vậy, với các trường tốp đầu như Đại học Y dược, Kiến trúc, Khoa học xã hội và Nhân văn... các em không theo kịp chương trình dẫn đến bỏ học hoặc bị buộc thôi học. Cơ chế phối hợp giữa Sở GD-ĐT với nhà trường và UBND huyện chưa chặt chẽ dẫn đến việc trao đổi thông tin về tình hình học tập, quản lý sinh viên cử tuyển chưa đạt hiệu quả cao. Một số em được huyện cử đi đào tạo theo nhu cầu vị trí việc làm nhưng trong quá trình học tập, các em xin chuyển ngành đào tạo dẫn đến khó bố trí việc làm sau tốt nghiệp. Nhiều em tốt nghiệp nhưng trình độ, năng lực còn hạn chế nên khi được bố trí việc làm vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu công việc.
Muốn bố trí được việc làm cho những em đã tốt nghiệp phải tiếp tục rà soát nhu cầu. Đối với những sinh viên đã được bố trí việc làm, sau một thời gian công tác, nếu không tiến bộ phải bố trí việc làm khác phù hợp với năng lực, sở trường của các em. Thời gian tới, Phòng Nội vụ tham mưu UBND huyện tiếp tục tuyển dụng, bố trí việc làm cho những em đã tốt nghiệp, nhưng phải tương ứng với tỷ lệ đồng bào DTTS ở địa phương đó. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với Phòng GD-ĐT rà soát nhu cầu học nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn huyện để có kế hoạch cử đi đào tạo Ông Điểu Gia Rú, |
Để khắc phục tình trạng nêu trên, một số ý kiến cho rằng, đối với sinh viên đã tốt nghiệp, cần rà soát nhu cầu vị trí việc làm của các phòng, ban, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc huyện và UBND các xã, thị trấn. Rà soát tổng thể hồ sơ, số sinh viên đã tốt nghiệp và đang theo học để xây dựng đề án bố trí, sử dụng đối với số sinh viên này. Đặc biệt, việc cử tuyển phải dựa trên quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của địa phương đã được phê duyệt, chỉ cử tuyển những ngành thực sự cần thiết mà huyện còn thiếu. Giữa các phòng: GD-ĐT, Nội vụ và Dân tộc phải có sự phối hợp chặt chẽ trong điều tra, đăng ký nhu cầu cử tuyển.
Luận - Hương
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接