TS Nguyễn Đức Thành trình bày báo cáo tại hội thảo. Năm 2018: Tăng trưởng dự kiến 6,ăngtrưởngnămdựkiếnđạkeonhacai5.com83%, lạm phát 4,21%
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa công bố Báo cáo Kinh tế Việt Nam quý I/2018. Theo báo cáo, tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng của nửa sau năm 2017, GDP quý I/2018 đã tăng trưởng mạnh 7,38%, cao nhất trong 10 năm qua. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng đột biến 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, ngành được coi là động lực chính của tăng trưởng - công nghiệp chế biến, chế tạo - tiếp tục tăng trưởng cao 13,9%. Tuy nhiên, giá trị gia tăng tạo ra trong ngành này chủ yếu tới từ khu vực FDI. Điều này cho thấy sự phụ thuộc ngày càng nhiều của tăng trưởng kinh tế Việt Nam vào khu vực vốn đầu tư nước ngoài.
Lạm phát quý I tăng nhẹ so với quý trước, chủ yếu đến từ việc điều chỉnh giá các dịch vụ công như y tế, giáo dục và một phần có thể bắt nguồn từ sự nới lỏng tiền tệ. Lạm phát lõi có xu hướng tăng nhẹ từ mức tương đối thấp, phần nào thể hiện khuynh hướng nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Với mức tăng trưởng cao này của quý I, nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô của VEPR cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,5 - 6,7% của năm 2018 do Quốc hội đề ra là hoàn toàn khả thi, nếu các điều kiện thuận lợi hiện nay tiếp tục được duy trì. Tuy nhiên, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho rằng trong bối cảnh chiến tranh thương mại và chủ nghĩa bảo hộ đang diễn ra, tương lai của nền kinh tế Việt Nam còn rất bất định trước các cú sốc từ thị trường thế giới. Bên cạnh đó, để đạt được mức lạm phát bình quân năm 4%, cần nỗ lực của các cấp và đặc biệt là chính sách tiền tệ chặt chẽ của NHNN.
Trong bối cảnh đó, VEPR dự báo tăng trưởng quý II tới sẽ giảm còn 6,51%, quý III đạt 6,84%, quý IV là 6,75% và cả năm là 6,83%. Lạm phát năm 2018 dự tính là 4,21%.
Hội nhập sâu, thu xuất nhập khẩu ngày càng giảm
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu của VEPR cũng cho rằng việc ký kết CPTPP tiếp tục củng cố tiến trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam với thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tham gia CPTPP cũng tạo ra khó khăn cho nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN), khi thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng giảm. Đồng thời, Chính phủ cũng xác định giảm tỷ trọng thu từ nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn như dầu thô. Để thu hút đầu tư tư nhân và FDI, Chính phủ đã liên tiếp hạ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong những năm gần đây nên tỷ trọng nguồn thu từ loại thuế này cũng giảm dần.
Số liệu dự toán NSNN qua các năm thể hiện rõ sự dịch chuyển cơ cấu nguồn thu ngân sách trong bối cảnh thế giới nhiều biến động. Dự toán nguồn thu dầu thô được điều chỉnh giảm dần qua các năm 2015 - 2017, sau cuộc khủng hoảng giá dầu từ cuối năm 2014, từ 10,2% năm 2015 xuống 5,4% và 3,2% lần lượt trong các năm 2016 và 2017. Trong bối cảnh giá dầu hồi phục trong thời gian gần đây, Chính phủ vẫn giảm dự toán thu ngân sách từ dầu thô còn 2,7% năm 2018. Đây là chủ trương đúng đắn khi giảm sự phụ thuộc của thu NSNN vào nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn.
Để đảm bảo cân đối thu chi, TS Nguyễn Đức Thành cho rằng cần cải thiện nguồn thu thông qua tăng hiệu quả hành thu, tăng hiệu quả thu trên các loại thuế đã có và thuế suất hiện thời. Một giải pháp đi liền là duy trì nỗ lực kiểm soát tiêu ngân sách, đặc biệt là chi thường xuyên. Chi thường xuyên luôn ở mức cao trên 70% tổng chi qua các năm, một phần nguyên nhân tới từ bộ máy Nhà nước và đoàn thể chính trị cồng kềnh, lãng phí, kém hiệu quả. Nguồn lực cho phát triển kinh tế dài hạn là chi đầu tư phát triển chưa có nhiều cải thiện. Do đó, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt để thắt chặt chi thường xuyên như các chính sách tinh giảm biên chế, sắp xếp lại và tinh giản bộ máy, hạn chế chi tiêu cho các tổ chức đoàn thể, thoái vốn khỏi các doanh nghiệp nhà nước như đã và đang thực hiện trong thời gian qua./. H.Y |