Lộ trình tăng thuế thuốc lá chưa làm giảm sử dụngViệc nghiên cứu tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với một số mặt hàng có hại cho sức khoẻ như thuốc lá,ưluậnđồngtìnhtăngthuếtiêuthụđặcbiệtvớithuốclárượsố liệu thống kê về heidenheim gặp dortmund rượu, bia là cần thiết, nhằm hạn chế nhập khẩu, sản xuất, tiêu dùng các mặt hàng này. Đối với mặt hàng thuốc lá, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị, tỷ trọng thuế tiêu dùng nên chiếm từ 66% đến 75% (từ 2/3 đến 3/4) trên giá bán lẻ thuốc lá. Bộ Tài chính cho biết, theo đánh giá của WHO, WB, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các đối tác phòng chống tác hại của thuốc lá thì giá bán thuốc lá của Việt Nam vẫn còn thấp, do tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ chỉ chiếm khoảng 38,85% (theo WHO năm 2020 khi áp dụng thuế suất thuế TTĐB 75%). Trong khi đó, tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ ở các nước là: Brunei 81%, Thái Lan 70%, Singapore 69%, Malaysia 57%, Indonesia 51%; Myanmar 50% và các nước phát triển như Úc 62%, Đức 75%, Pháp 80%... Theo Bộ Tài chính, mặc dù mặt hàng thuốc lá tại Việt Nam đã được tăng thuế suất thuế TTĐB theo lộ trình từ năm 2016-2019, tuy nhiên trong thời gian qua, tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam vẫn ở mức cao.
Theo điều tra tình hình sử dụng thuốc lá năm 2020 của Bộ Y tế, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới đã giảm từ 45,3% (2010) xuống 42,3% (năm 2020) nhưng vẫn ở mức cao và chưa đạt được mục tiêu đề ra là giảm xuống 37% vào năm 2020. Do vậy, việc sử dụng thuốc lá cần được tiếp tục kiểm soát hơn nữa và lộ trình tăng thuế TTĐB trong thời gian qua vẫn chưa đạt mục tiêu giảm sử dụng như đã đề ra. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia ở Việt Nam còn thấpĐối với mặt hàng rượu, bia, mặc dù đã được tăng thuế suất theo lộ trình từ năm 2016-2018, tuy nhiên trong thời gian qua, tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam vẫn ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh. Thống kê cho thấy, rượu, bia xếp thứ 5 trong 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe hàng đầu và gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng về mặt xã hội, bao gồm: tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, mất an ninh trật tự, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Rượu, bia là một trong ba nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới độ tuổi 15 - 49. Do vậy, việc sử dụng rượu, bia cần được tiếp tục kiểm soát hơn nữa. Tổ chức WHO khuyến cáo, chính sách thuế là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để kiểm soát tác hại của rượu, bia, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do rượu, bia gây ra. Do đó, tổ chức này đề nghị phải tăng thuế để tăng giá các mặt hàng rượu, bia đã được chứng minh có tác động mạnh đến giảm nhu cầu, đặc biệt người tiêu dùng có thu nhập thấp và thanh thiếu niên sẽ giảm sử dụng nhiều hơn khi thuế và giá rượu, bia tăng.
Thực tế trên thế giới, nhiều quốc gia áp dụng thuế TTĐB với đồ uống có cồn, vì ảnh hưởng tiêu cực của sản phẩm này đối với sức khỏe khi người tiêu dùng lạm dụng, sử dụng nhiều. Tại các nước ASEAN, Singapore áp thuế TTĐB tuyệt đối 88 SGD/lít độ cồn đối với rượu, 60 SGD/lít độ cồn đối với bia. Thái Lan quy định thuế TTĐB hỗn hợp với bia, rượu là 30% trên giá bán lẻ và 3.000 Bạt/lít (khoảng 2 triệu đồng/lít) tùy chủng loại. Úc áp thuế TTĐB đối với rượu là 90,78 AUD/lít độ cồn, đối với bia là 53,59 AUD/lít độ cồn... Theo Bộ Tài chính, hiện nay, thuế rượu, bia ở Việt Nam còn ở mức thấp. Theo tính toán của WHO, thuế mới chiếm khoảng 30% giá bán lẻ của mặt hàng này, trong khi ở nhiều nước tỷ lệ thuế chiếm từ 40 - 85% giá bán lẻ. Do đó, để bảo đảm không gia tăng sử dụng rượu, bia trong thời gian tới, cần điều chỉnh tăng thuế TTĐB đối với rượu, bia đảm bảo mức tăng giá rượu, bia sau khi điều chỉnh phải tăng kịp theo mức tăng thu nhập và lạm phát. Dư luận bày tỏ đồng tình với đề xuất của Bộ Tài chính. Sau khi Bộ Tài chính hoàn thiện tờ trình về đề nghị xây dựng Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), một số phương tiện thông tin đại chúng đã lấy ý kiến người dân và nhận được sự ủng hộ của hầu hết độc giả. Ở góc độ chuyên gia, ông Patricio V. Marquez - nguyên chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, trong một phân tích của mình đã nhận định rằng, tại Việt Nam mức thuế TTĐB đối với thuốc lá (khoản thuế theo tỷ lệ phần trăm trên mức giá kê khai), hiện ở mức thấp trong giá bán lẻ. Việc bổ sung thêm một mức thuế tuyệt đối trên phần thuế tính theo tỷ lệ phần trăm là một giải pháp chính sách tốt, bởi việc áp dụng chung một mức thuế tuyệt đối sẽ nâng giá bán của mọi nhãn hàng cùng lúc sẽ giúp tránh tình trạng người hút thuốc chuyển sang sử dụng các nhãn hàng rẻ tiền hơn. Tuy nhiên, biện pháp này đòi hỏi đi kèm với điều khoản điều chỉnh mức thuế cố định hàng năm nhằm theo kịp lạm phát.
|