当前位置:首页 > Cúp C2

【bxh nhat 2】Vi phạm qua thương mại điện tử vẫn còn gia tăng

Kiểm soát hoạt động lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam thuộc top 10 thế giới Hải quan Quảng Ninh xử lý nhiều vụ vi phạm qua thương mại điện tử Các sàn thương mại điện tử cam kết chống hàng giả
Lực lượng QLTTT Hà Nội kiểm tra cơ sở kinh doanh ngày 6/12/2023.
Lực lượng QLTTT Hà Nội kiểm tra cơ sở kinh doanh ngày 6/12/2023.

Theo Tổng cục QLTT, năm 2023, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra 71.910 vụ, phát hiện, xử lý 52.349 vụ vi phạm (tăng 16% so với năm 2022).

Trong đó kiểm tra đột xuất 43.838 vụ; kiểm tra định kỳ 22.094 vụ; thanh tra chuyên ngành 204 vụ, ban hành kết luận 118 vụ; thu nộp ngân sách gần 500 tỷ đồng (tăng 36% so với năm 2022), trị giá tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu gần 204 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra 170 vụ có dấu hiệu hình sự (tăng 35% so với năm 2022).

Đối với một số mặt hàng, lĩnh vực như xăng dầu, thương mại điện tử, an toàn thực phẩm, thuốc lá..., toàn lực lượng QLTT đã chú trọng kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.

Theo đó, trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, lực lượng QLTT đã kiểm tra 8.306 vụ, xử lý 6.773 vụ; xử phạt số tiền trên 36,3 tỷ đồng; trị giá hàng hoá tịch thu 31,6 tỷ đồng. Vi phạm chủ yếu là kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, vi phạm về sở hữu trí tuệ và thực phẩm không bảo đảm chất lượng.

Đối với lĩnh vực thương mại điện tử, lực lượng QLTT kiểm tra 834 vụ, xử lý 764 vụ, trị giá hàng hóa gần 6 tỷ đồng, phạt tiền 12 tỷ đồng về các hành vi vi phạm quản lý nhà nước về thương mại điện tử và các hành vi lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Riêng đối với thuốc lá điếu, thuốc lá thế hệ mới, lực lượng này đã kiểm tra 1.386 vụ, xử lý 1.164 vụ, thu phạt 7 tỷ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm gần 6 tỷ đồng.

Đặc biệt, triển khai thực hiện Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888), lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra 29.195 vụ, xử lý 24.709 vụ, thu phạt 252 tỷ đồng, trị giá hàng hoá vi phạm 390 tỷ đồng.

Theo Tổng cục Quản lý thị trường, qua hoạt động kiểm tra, kết quả xử lý vi phạm, năm 2023, tình trạng bày bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã giảm; ý thức tuân thủ pháp luật của chủ thể kinh doanh đã được nâng cao.

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm trên môi trường thương mại điện tử vẫn còn gia tăng và nhiều khó khăn thách thức.

Năm 2024, lực lượng QLTT tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Trong đó, chú trọng các ngành hàng, lĩnh vực thuộc định hướng kiểm tra năm 2024, các kế hoạch chuyên đề của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Kế hoạch 888 và thực hiện nghiêm hoạt động kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chức năng, nhiệm vụ.

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện dự thảo quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục QLTT đã trình Thủ tướng Chính phủ nhằm mục tiêu xây dựng tổ chức bộ máy hoạt động hiệu quả, phù hợp tầm nhìn phát triển.

Rà soát, tham mưu xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 99/2020/NĐ-CP đối với quy định xử phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh xăng dầu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

分享到: