"Lấy thằng nghiện... cũng được"
Chị Bích Hòa hiện là Phó trưởng phòng chuyên môn tại một trung tâm Anh ngữ ở TP Thủ Đức,ổichưalấychồngvẫnnghebốmẹéplấythằngnghiệncũngđượtỷ số bóng đá vn hôm nay TP.HCM. Sau vài mối quan hệ yêu đương thời trẻ không thành, lại chứng kiến nhiều chị em khổ sở trong cuộc sống hôn nhân, chị không mặn mà với chuyện lập gia đình.
Giỏi giang, chăm chỉ, không vướng bận chồng con, con đường học hành, sự nghiệp của chị hanh thông. Ở tuổi này, chị sở hữu một căn nhà phố, một căn hộ cao cấp, tài chính vững vàng.
Cuộc sống của chị êm ả cùng hai chú mèo, với việc chăm cây cảnh, ăn chay trường, chạy bộ, đi thiện nguyện... "Có điều, tuổi 50 cận kề, tôi vẫn phải đối mặt với việc bị bố mẹ thúc ép lấy chồng", chị chua chát.
Chị Hòa nhớ lại, sau tuổi 25 là giai đoạn bị bố mẹ gây áp lực chuyện chồng con nhiều nhất. Thời đó, gọi điện thoại đếm phút trả tiền mà cứ cầm máy là mẹ chị nhắc chuyện chồng con, phân tích lên xuống, hết nước hết cái.
Nhẹ nhàng thì là "phải có anh nào đi chứ?" rồi mức độ trách móc, chê bai, uất ức của bà ngày càng tăng. Nào là "nhà vô phúc mới có đứa con gái không chồng", "không lấy chồng để cho ma à", "bố mẹ ở quê chết nhục với hàng xóm"...
Đầu dây bên này, cách cả nghìn cây số, chị Hòa vẫn đủ hình dung rõ nét mặt, sự chán nản, thất vọng của mẹ.
Cô con gái đưa ra những lý lẽ như con không thích lấy chồng, không gặp người phù hợp, bà mẹ nổi đóa: "Lấy thằng nghiện, thằng phá hoại cũng được, còn hơn không có chồng". Quan niệm "phụ nữ phải đội đàn ông lên đầu" của mẹ càng làm chị phản ứng mạnh.
Những cuộc trò chuyện giữa chị Hòa và bố mẹ luôn kết thúc trong mâu thuẫn, cãi vã như vậy.
Thời gian đó, tết nhất, bố mẹ chị còn cấm chị về quê, trừ điều kiện... dẫn theo anh nào về cùng.
Mọi thành quả, niềm vui trong công việc của chị Hòa luôn bị bố mẹ mỉa mai "đàn bà giỏi, giàu đến mấy mà không có tấm chồng thì cũng vứt".
Nhiều năm qua, ông bà bớt nhắc đến chuyện lấy chồng của con gái mà lái qua giục... đẻ đi đứa con. Có thể lúc đó họ nghĩ, con mình kiểu gì cũng lớn tuổi rồi, không nhanh thì quá luôn tuổi sinh nở. Chị phản ứng lại theo cách chị gọi là "vô tri": không nghe, không thấy, không biết, không quan tâm.
Khi tuổi sinh đẻ cũng qua, tưởng đã yên ổn với cuộc sống độc thân thì gần đây, bố mẹ chị lại quay ngược thúc con gái lấy chồng. Mẹ chị dẫn chứng, ở quê nhiều bà lớn tuổi hơn, bỏ chồng còn lấy tiếp chồng 2, chồng 3 thì con mình vẫn còn cơ hội.
Bà đả kích sự vui vẻ của con gái hàng ngày là giả tạo, chứ chẳng ai cô đơn, không có chồng mà hạnh phúc. Khi con làm lơ thì bà than thở, ủ rũ, sầu não, trách móc con bất hiếu.
Còn bố chị tuyên bố: "Mày nhớ lấy, mày không lấy chồng, tao chết không nhắm mắt".
Dù hiểu bố mẹ vì lo lắng cho mình mới vậy nhưng chị Hòa vẫn không chịu nổi cảm giác bị gia đình phủ nhận mọi cảm xúc. Chưa kể, để bố mẹ đã ngoài 70 phải khổ tâm, lo lắng, chị không khỏi dằn vặt bản thân.
"Bố mẹ tôi mất gần 25 năm cuộc đời để thúc giục chuyện con gái lấy chồng. Tôi chưa thấy khổ vì độc thân đâu mà khổ khi cũng mất từng đó thời gian chịu đựng và chống đối", chị bộc bạch.
Quên dung hòa, mất cả đời sống trong căng thẳng
Bị bố mẹ thúc giục, gây áp lực dựng vợ, gả chồng không phải là chuyện xa lạ với những đứa con, nhất là với phái nữ. Việc lấy chồng, sinh con của nhiều cô gái nhiều khi được mặc định bởi quan niệm chứ không xuất phát từ mong muốn, sự sẵn sàng của chính họ.
Bởi vậy, không thiếu những trường hợp gật đầu lấy chồng, lấy vợ chỉ vì áp lực từ bố mẹ, gia đình, dư luận.
Bà Nguyễn Ánh Hải Vân, chuyên gia tâm lý gia đình ở TP.HCM chia sẻ, hiện nay việc chọn sống độc thân không còn hiếm. Xét ở góc độ cá nhân, lựa chọn này không có đúng hay sai, cũng không ai có thể phán xét là nên hay không nên.
Tuy nhiên, việc một cô gái không lấy chồng, sinh con, theo bà Vân là đang đi ngược khi đối chiếu với quan niệm lâu nay của xã hội, của bố mẹ. Khi đi ngược, mỗi người cần xác định sẽ gặp những phản ứng, đánh giá trái chiều.
Nhà tâm lý này cho hay, quan niệm lấy chồng hoặc không lấy chồng thuộc về xung đột giá trị, dạng xung đột gây sát thương lớn, khó hòa giải. Khi xung đột này xảy ra trong gia đình, cần nhất là sự đối thoại, lắng nghe, thấu cảm.
Con cái cần hiểu cho nhu cầu của bố mẹ là muốn con tuổi già có người san sẻ, nương tựa, không phải lủi thủi một mình. Hiểu nhu cầu đó, hãy cho bố mẹ thấy kế hoạch, sự chuẩn bị cho tuổi già không chồng con của mình để họ yên tâm phần nào.
Còn bố mẹ, cần tôn trọng con. Trong sự tôn trọng còn có cả sự chấp nhận lựa chọn của con. Khi đó, bố mẹ hãy thử xem liệu gia đình có thể làm gì để đồng hành, hỗ trợ con, ít nhất là về mặt tinh thần.
Tuy nhiên, trên thực tế, bà Vân bày tỏ, có khi hai bên mất cả cuộc đời sống trong căng thẳng, thậm chí trở nên ghét bỏ những mình yêu thương nhất khi xung đột không được giải quyết.
Theo Dân Trí