当前位置:首页 > La liga > 【soi kèo bóng đá tottenham】Hậu quả lũ lụt miền Trung: Có hay không nguyên nhân từ thủy điện, phá rừng?

【soi kèo bóng đá tottenham】Hậu quả lũ lụt miền Trung: Có hay không nguyên nhân từ thủy điện, phá rừng?

2025-01-25 22:36:44 [Nhà cái uy tín] 来源:Empire777

hoi thao

Các diễn giả đều cơ bản phủ nhận nguyên nhân của thủy điện,ậuquảlũlụtmiềnTrungCóhaykhôngnguyênnhântừthủyđiệnphárừsoi kèo bóng đá tottenham phá rừng đối với lũ lụt miền Trung.

Có hay không việc xả nước bừa bãi, gây ngập lụt ở hạ du?

Tại sự kiện, một số đại biểu và báo giới nêu ra bức xúc của dư luận về hiện trạng sạt lở tại Rào Trăng 3 cũng như thảm họa miền Trung với liên tiếp chịu trận những cơn lũ nặng nề thời gian qua có nguyên nhân do các công trình thủy điện nhỏ và phá rừng.

Về vấn đề này, ông Vũ Thanh Ca - Khoa môi trường, Đại học Tài nguyên và Môi trường diễn giải, hồ thủy điện có nhiệm vụ tích nước và khi lũ tràn về, tùy theo lưu lượng nước tính toán để xả lượng nước tương ứng. Lượng nước xả của những hồ thủy điện luôn nhỏ hơn hoặc bằng lượng nước về. Nếu như hồ thủy điện xả lũ thấp hơn lượng nước về thì nó đang góp phần giảm lũ cho hạ du. “Có thủy điện hay không có thủy điện thì lượng nước về hạ du như nhau nên việc tồn tại của thủy điện không ảnh hưởng gì đến lũ ở hạ du” - ông khẳng định.

Bên cạnh đó, ông Ca dẫn chứng, báo cáo của Nhóm công tác châu Âu về đập và lũ lụt cho thấy, các đập thủy điện, thủy lợi giúp giảm nhẹ lũ lụt rất lớn. Chúng ta vẫn tưởng rằng các nước tiên tiến trên thế giới không còn dùng đến thủy điện. Song thực tế không phải như vậy, tại Na Uy, thủy điện chiếm tỷ lệ tới hơn 90%, New Zealand tới 75%...Trong khi đó, thủy điện ở Việt Nam mới chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn và có tác dụng giúp ổn định an ninh năng lượng.

Thêm vào đó, ông Ca có rằng có thực tế phá rừng để làm thủy điện, làm đường bao quanh công trình, nhà máy một cách trái quy định. “Các hồ thủy điện có tác dụng trữ nước khi lũ về tốt hơn rừng. Rừng ở Việt Nam là rừng nguyện sinh, giữ được lượng nước trên cây, các tầng đất... Tổng lượng nước đánh giá mà rừng có thể chứa được cũng không phải quá lớn, hồ thủy điện tích nước ở mức tốt hơn rất nhiều. Mưa ở miền Trung năm nay quá lớn, với mức như vậy thì hồ lớn cũng cực kỳ khó giảm lũ, chưa kể thủy điện nhỏ” - ông Ca nhấn mạnh.

Còn theo ông Nguyễn Tài Sơn - Chuyên gia tư vấn xây dựng các công trình thủy điện, dường như các hồ thủy điện nhỏ không có khả năng điều tiết lũ, tích nước. Tuy nhiên, tại miền Trung, các hồ thủy điện cũng đã góp phần không nhỏ vào việc cắt lũ, như hồ Quảng Trị cắt 21%, Hương Điền cắt tới 45% đỉnh lũ, hồ Bình Điền 42,3%, Sông Bung 4 cắt 42,7%, Đăk Mi 4 cắt 74,7%, đặc biệt trận lũ ngày hôm qua, hồ Sông Tranh 2 cắt tới hơn 50%.

Về câu chuyện này, đại diện Bộ Công thương, ông Đỗ Đức Quân - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho rằng, dư luận không đồng thuận với thủy điện vì lý do gây lũ là không chính xác, có thể do thông tin chưa đến với người dân đầy đủ nên cũng có những thông tin sai lệch.

Ngoài ra, liên quan đến vụ sạt lở tại Quốc lộ 71, gần khu vực thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên - Huế), ông Quân cho hay, sự cố xảy ra trên Quốc lộ 71 và mái taluy, cách công trình Rào Trăng 3 vài trăm mét. Còn tại công trình Rào Trăng 3, đến nay, các công trình chính, đập, nhà máy... đều không gặp vấn đề gì.

thuy dien gay lu lut

Nhiều ý kiến trái chiều, phản bác quan điểm của các diễn giả tại buổi tranh luận

Lạm dụng xây dựng dày đặc thủy điện nhỏ để khai thác gỗ?

Một vấn đề nóng đang được dư luận đang quan tâm là thủy điện nhỏ được xây dựng dày đặc, tràn lan trên các sông ở miền Trung. Thậm chí có ý kiến cho biết, một lòng sông chỉ khoảng 26km nhưng cõng tới 4 thủy điện nhỏ ở Rào Trăng, ông Ca cho rằng, vấn đề nằm ở sự quản lý yếu kém của các cơ quan nhà nước. Nếu làm tốt thì thủy điện chỉ phá một phần rừng ở lòng hồ đã được tính toán, còn nếu như phá quá mức đó thì lỗi ở công tác quản lý. Việc quy hoạch nhiều thủy điện nhỏ trên một dòng sông thành bậc thang thì nó hoàn toàn không gây nên lũ chồng lũ.

“Tăng số lượng thủy điện sẽ tăng số lượng xả lũ hơn là một thủy điện trên dòng và không ảnh hưởng dòng chảy bởi tác động thủy điện tồn tại trong khoảng cách rất ngắn” - ông Ca chia sẻ.

Song quan điểm này “vấp” phải nhiều ý kiến trái chiều, không đồng thuận.

Đơn cử, TS. Toán học Nguyễn Ngọc Chu cho rằng, trên thực tế, thông qua việc xây dựng thủy điện nhỏ có tiềm ẩn tình trạng lợi dụng việc phá rừng xây thủy điện để khai thác gỗ. Thủy điện nhỏ là thuộc địa phương quản lý nên việc kiểm tra cũng phụ thuộc vào địa phương nên khi làm thủy điện nhỏ, người ta còn nghĩ đến việc lấy thêm rừng.

“Quy hoạch năng lượng thủy điện khoảng 25.500 MW, trong khi các nhà máy đang vận hành đã sản xuất được 18.500 MW; dự kiến 143 dự án đang triển khai có công suất khoảng 1.800 MW. Như vậy, còn khoảng 5.000 MW trong quy hoạch - đây rõ ràng là con số quá nhỏ và chúng ta hoàn toàn có thể thay thế được từ nguồn năng lượng khác thay vì hướng vào thủy điện" - ông Chu phân tích.

Theo ông Chu, nước ta nên dồn đầu tư cho phía Nam làm điện mặt trời và điện gió và tích cực trồng rừng ở khu vực miền Trung để không tác động đến môi trường sinh thái thêm nữa.

Hồi đáp ý kiến trên, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo cho biết, Bộ Công thương đã dừng không bổ sung quy hoạch các dự án thủy điện nhỏ dưới 3 MW, các dự án ảnh hưởng đất rừng, đất lúa, môi trường từ nhiều năm nay. Song, với tình hình cực đoan thời tiết như hiện nay, các địa phương cần đánh giá lại hệ thống thủy điện và có kế hoạch xây dựng phù hợp, bền vững./.

Bài và Ảnh: Tố Uyên

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读