Việc xếp hạng này nhằm cải thiện việc thực hiện Bộ quy tắc và trách nhiệm của các đơn vị tuyển dụng. Ngoài ra,ệpxuấtkhẩulaođộngđượcxếphạkết quả giải bóng đá brazil việc xếp hạng cũng khuyến khích tuân thủ luật pháp Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ người lao động di cư tốt hơn. Ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch VAMAS cho biết, đây là năm thứ tư liên tiếp hiệp hội và ILO tổ chức đánh giá việc thực hiện Bộ quy tắc này tại các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực trong việc hoàn thiện hơn các quy chế hoạt động hướng theo chuẩn mực của Bộ quy tắc ứng xử. Đã xuất hiện một số thực tiễn tốt nhằm giảm chi phí cho lao động di cư, chuẩn bị tốt về kiến thức và kỹ năng cho người lao động trước khi xuất cảnh, quản lý lao động khi ở nước ngoài và hỗ trợ lao động về nước. Theo ông Trào, nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lẽ ra đã được xếp hạng ở mức cao hơn, nhưng đã mất khá nhiều điểm do người lao động phàn nàn về các mức phí cao. Trước đó, tại cuộc họp về nâng cao chất lượng hoạt động xuất khẩu lao động, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đánh giá rất cao Bộ quy tắc này và mong muốn tất cả các doanh nghiệp nên tham gia. Còn theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp, Bộ quy tắc này sẽ góp phần xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, bảo vệ được quyền lợi của người lao động. Đồng thời, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của lao động Việt Nam khi sang nước bạn làm việc. Đặc biệt là giảm tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài như trường hợp của thị trường Hàn Quốc, Bộ đã phải yêu cầu tạm dừng tuyển chọn lao động sang nước này tại 58 quận/huyện. Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết, Bộ làm việc này trước hết là xuất phát từ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, sau là thực hiện cam kết song phương với nước này. Bộ LĐ-TB&XH cũng đã tính toán kỹ khi lựa chọn chấp nhận tạm dừng tuyển chọn ở một số địa phương để người lao động ở các địa phương khác có cơ hội sang Hàn Quốc làm việc hay dừng toàn bộ chương trình. Cũng theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, thực tế số lượng lao động sang Hàn Quốc là không nhiều, chỉ khoảng 3.500 người/năm. Trong khi đó, nếu tính toán các chi phí cho việc học tập và số tiền ký quỹ 100 triệu đồng thì bài toán đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc trên bình diện quốc gia là không hề rẻ. “Giải pháp đề nghị hạn chế tuyển chọn lao động của phía Hàn Quốc, Bộ thấy hoàn toàn hợp lí vì còn rất nhiều thị trường tốt khác như Nhật Bản, Đài Loan… Sau khi tính toán tất cả chi phí như vậy thì việc điều chỉnh là rất cần thiết”, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh./. Bộ quy tắc ứng xử dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động được ban hành năm 2010. Việc xếp hạng các doanh nghiệp thực hiện quy tắc này được ILO hỗ trợ từ năm 2012 trong khuôn khổ chương trình quản trị di cư lao động trong khu vực ASEAN. |
Mai Đan |