发布时间:2025-01-12 03:48:45 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xác định đối tượng nhanh,ínhiệutíchcựcgiúpthịtrườngbấtđộngsảnsớmphụchồsoi kèo trận leverkusen thúc đẩy sớm gói vay 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng vừa xin phép Chính phủ ủy quyền công bố danh mục dự án nhà ở xã hội tại địa phương. Các dự án được giao đất, cấp phép, được hưởng ưu đãi từ gói vay sẽ được UBND tỉnh công bố. Các ngân hàng căn cứ danh sách sẽ xem xét giải ngân đúng yêu cầu.
Nghị định 10/2023/NĐ-CP sẽ tác động trực diện vào những điểm nghẽn về pháp lý của phân khúc BĐS du lịch, nghỉ dưỡng. Ảnh: Văn Nam. |
Theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, thị trường BĐS quý I/2023 đang có những tín hiệu tốt để “phá băng” nhờ hàng loạt động thái hỗ trợ từ Chính phủ, như việc thành lập tổ công tác rà soát thực trạng khó khăn của doanh nghiệp, địa phương có các dự án đang vướng mắc. Trên cơ sở đó, Chính phủ tiếp tục ban hành công điện đôn đốc đơn vị liên quan xem xét, tìm cách tháo gỡ khó khăn ở từng địa phương.
Một số dự án bất động sản được tiếp tục triển khai Bộ Xây dựng cho biết, thị trường BĐS đã có phản ứng tích cực với những chỉ đạo, giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành. Theo đó, thị trường có những dấu hiệu tích cực, niềm tin của nhà đầu tư được phục hồi, một số dự án BĐS được tiếp tục triển khai sau một thời gian phải tạm dừng, lượng tìm kiếm và giao dịch BĐS đã dần tăng lên, đặc biệt vào thời điểm cuối quý I/2023. Tuy nhiên, qua báo cáo của các địa phương cho thấy thị trường BĐS vẫn còn nhiều khó khăn cần tiếp tục tháo gỡ trong thời gian tới. |
Với điểm nghẽn về nguồn vốn, Chính phủ đưa ra phương án tháo gỡ rất cụ thể, giao Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay kèm lãi suất thấp hơn thị trường. Đây là “liều thuốc bổ” rất có giá trị hỗ trợ thị trường vào thời điểm này.
Bên cạnh đó, Nhà nước đang điều chỉnh khung pháp lý cho hoạt động M&A BĐS thông qua các chính sách. Việc điều chỉnh tập trung theo hướng tránh chồng chéo với văn bản pháp luật. Đồng thời, Nhà nước cũng đề cập đến việc doanh nghiệp BĐS cần tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu lại dòng sản phẩm để thị trường dễ hấp thụ.
Còn theo GS.TS. Tô Trung Thành - Trưởng phòng Quản lý khoa học (Đại học Kinh tế quốc dân), cần có những giải pháp để giải quyết các nút thắt của thị trường trái phiếu như các nút thắt liên quan đến lỗ hổng thể chế, hay liên quan đến giám sát phát hành đại chúng các trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Đây cũng là giải pháp để mang lại niềm tin ở thị trường trái phiếu và từ đó thúc đẩy được nguồn vốn của thị trường này, giúp ích cho sự phát triển của thị trường BĐS. Cùng với đó, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sửa đổi các luật liên quan tới BĐS.
Theo các chuyên gia, tình trạng đình trệ của thị trường BĐS thời gian vừa qua có sự tác động lớn nhất do những vướng mắc pháp lý, chiếm đến 70% khó khăn của các dự án. Chỉ riêng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, ước có khoảng 400 dự án gặp các vướng mắc về thủ tục triển khai. Những ách tắc này đã kéo dài rất nhiều năm nhưng chưa được giải quyết.
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, vướng mắc pháp lý là rào cản, khó khăn lớn nhất hiện tại của thị trường BĐS. Hiện quy định liên quan đến đất đai, xây dựng và BĐS rất phức tạp, liên quan đến hơn 100 luật, nghị định, thông tư. Trong đó, có nhiều quy định còn chồng chéo, thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ.
Một số dự án BĐS được tiếp tục triển khai sau một thời gian phải tạm dừng. Ảnh: Văn Nam. |
Do vướng pháp lý nên ít dự án được phê duyệt kịp thời, dẫn đến thiếu nguồn cung, nhất là phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội... Việc thiếu nguồn cung cộng với chi phí làm dự án lớn, chi phí đầu vào tăng cùng với việc thổi giá của các bên trung gian đã khiến giá BĐS Việt Nam cao so với thu nhập người dân.
Ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, hàng loạt động thái của Chính phủ vừa qua đã tháo gỡ ba vấn đề lớn nhất của thị trường BĐS là vốn, trái phiếu doanh nghiệp và điểm nghẽn pháp lý.
Trong đó, điểm nghẽn về tín dụng và trái phiếu đã có những văn bản có giá trị, dù tác động của những văn bản này mang lại chưa nhiều, nhưng đã có những hiệu quả nhất định.
Đối với điểm nghẽn lớn nhất là pháp lý, các bộ, ngành cũng đang rất khẩn trương vào cuộc xây dựng các dự thảo để trình Thủ tướng Chính phủ ký. Đặc biệt, Nghị định 10/2023/NĐ-CP mới đây là văn bản đầu tiên, đã tác động trực diện vào những điểm nghẽn về pháp lý, giải quyết khó khăn, điểm nghẽn của phân khúc BĐS du lịch, nghỉ dưỡng.
Ông Đính cho hay, trong quý II/2023 sẽ có nhiều các văn bản có tính quyết định đến việc tháo gỡ những điểm nghẽn về pháp lý. Từ đó, tạo động lực cho các chính quyền địa phương có cơ sở, điều kiện để phê duyệt các dự án, nhất là những dự án đã gần hoàn thành nhưng vẫn đang chờ các quy định. Khi đó, thị trường BĐS có thể sẽ đón nhận các nguồn vốn mới.
Ông Nguyễn Văn Đính nhận định, phần lớn những điểm nghẽn, khó khăn của thị trường BĐS trong quý II sẽ được tháo gỡ. Một phần trong hàng nghìn dự án đang vướng pháp lý sẽ được giải quyết, khơi thông. Hy vọng, thị trường BĐS sẽ đón nhận những tín hiệu tích cực hơn vào khoảng cuối quý II /2023. |
相关文章
随便看看