【kết quả bóng đá indonesia 1】Chuyển biến tích cực trong chống buôn lậu dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng

 人参与 | 时间:2025-01-13 03:35:19

chuyen bien tich cuc trong chong buon lau duoc pham my pham thuc pham chuc nang

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Q.H

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, kiêm Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Văn Cẩn chủ trì hội nghị.

Từ ngày 15-7 đến 15-10-2015, cơ quan chức năng đã thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý 3.823 vụ việc vi phạm liên quan đến dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; thu nộp vào ngân sách Nhà nước 22,319 tỷ đồng. Trị giá hàng hóa vi phạm đã tiêu hủy 19,803 tỷ đồng; trị giá hàng hóa chưa tiêu hủy 14,895 tỷ đồng; khởi tối 4 vụ, với 5 đối tượng.

Tổng số tang vật vi phạm mà các lực lượng đã phát hiện, bắt giữ gồm: 596,4 nghìn viên/vỉ, 160.000gram, 6.747 lọ/tuýp/chai tân dược; 101.525kg, 8.293 lọ/hộp, 400 vỉ đông dược; 56.263 hộp/lọ/chai, 18.894 thùng thực phẩm chức năng; 4.641 sản phẩm thực phẩm chức năng giả; 10.999 lọ/chai/gói phấn trang điểm; 51.942 sản phẩm sơn móng tay các loại; 103.373 sản phẩm kem dưỡng da, sữa rửa mặt, sữa tắm…

Báo cáo tại hội nghị, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Trần Hùng chỉ rõ, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép các loại tân dược, thực phẩm chức năng qua biên giới diễn ra phức tạp trên cả 3 tuyến: đường bộ, đường biển và đường hàng không, tập trung vào các tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Trị, TP. Hồ Chí Minh…

Qua công tác kiểm tra, sai phạm chủ yếu đối với mặt hàng thực phẩm chức năng là quảng cáo không đúng sự thật về tác dụng, công dụng chữa bệnh; chỉ tiêu chất lượng thấp hơn so với công bố, có sản phẩm không có chất chính, sử dụng hoạt chất trái phép, mua các sản rời từ người ngoài về Việt Nam đóng hộp.

Đối với mặt hàng mỹ phẩm, các đối tượng trực tiếp sản xuất, sang chiết, đóng gói hàng giả, thậm chí một số đầu nậu đặt hàng sản xuất tại Trung Quốc đưa về Việt Nam với nhãn hiệu, giả mạo xuất xứ…

Bên cạnh đó, mặt hàng dược phẩm vẫn còn xuất hiện tình trạng xách tay các loại thuốc quý hiếm, mua bán tân dược không có hóa đơn tại các chợ trung tâm và ngay cả cac quầy thuốc của Bệnh viện.

Ông Trần Hùng nhấn mạnh, nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và UBND các tỉnh, thành phố, sự vào cuộc đồng bộ và phối hợp chặt chẽ của các lực lượng chức năng, cơ quan báo chí, tình hình vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh DP, MP, TPCN đã có những chuyển biển tích cực thể hiện qua số vụ việc phát hiện kiểm tra, quy mô vụ việc bắt giữ. Đa số các cơ sở, doanh nghiệp được kiểm tra chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

Nhận thức của người tiêu dùng về tác hại của các loại DP, MP, TPCN từng bước được nâng cao thông qua công tác tuyên truyền liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng, định hướng người dân sử dụng, lựa chọn sản phẩm chất lượng hơn. Đồng thời, các địa phương đã kiểm tra, xử lý nhiều đối tượng, trong đó có một số đối tượng là người nước ngoài hoạt động thương mại trái phép trên lãnh thổ Việt Nam.

Các lực lượng thành viên của Ban Chỉ đạo 389 các địa phương: Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Sở Y tế… đã phối hợp tốt trong kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả là DP, MP, TPCN trên địa bàn; số lượng hàng hóa vi phạm bị phát hiện, bắt giữ lớn góp phần làm giảm đáng kể hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Hội nghị cũng tiếp thu nhiều ý kiến tham luận của đại diện các Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh: Lạng Sơn, Hà Nội, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh và một số lực lượng: Hải quan; Công an; Y tế… Hầu hết các ý kiến đều nhìn nhận, kết quả triển khai Công điện 90 thể hiện sự thống nhất chỉ đạo tập trung từ trung ương xuống địa phương. Trong đó có vai trò trách nhiệm của từng điạ phương, Ban chỉ đạo 389 các tỉnh được củng cố, chỉ đạo xuyên suốt các vụ việc; giao cho từng lực lượng căn cứ vào trách nhiệm của mình để xây dựng kế hoạch đấu tranh hiệu quả.

Các lực lượng, địa phương tập trung đề xuất Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sớm ban hành quy chế phối hợp giữa các lực lượng; xác đinh rõ việc trao đổi thông tin giám định từ các cơ quan kiểm tra chuyên ngành xử lý tang vật vi phạm; cần có cơ chế hỗ trợ chi phí tiêu hủy đảm bảo cho các lực lượng khi tham gia xử lý các vụ vi phạm…

chuyen bien tich cuc trong chong buon lau duoc pham my pham thuc pham chuc nang
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân. Ảnh: Q.H
Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, kiêm Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Văn Cẩn nhấn mạnh, thực hiện Nghị quyết 41, triển khai Công điện 90, số vụ việc mà các lực lượng chức năng bắt giữ hàng hóa liên quan đến DP, MP, TPCN tăng cao, thể hiện sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương. Tại các tỉnh biên giới, các lực lượng đã tích cực vào cuộc phát hiện, xử lý nhiều vụ việc có quy mô lớn. Các bộ, ngành thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, góp phần vào hiệu quả đấu tranh trên cả nước.

Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Văn Cẩn đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc thực hiện Nghị quyết 41. Văn phòng Thường trực sẽ tiếp thu, đôn đốc các bộ ngành, địa phương sớm ban hành cơ chế hỗ trợ cho lực lượng làm công tác chống buôn lậu; kiểm tra, giải quyết những vấn đề còn tồn tại ở các địa phương. Các địa phương chấn chỉnh thông tin báo cáo, kết nối các bộ, ngành, địa phương thực hiện tuyên truyền kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Nhân dịp này, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Y tế trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả là DP, MP, TPCN.

顶: 84踩: 4653