游客发表

【nice – auxerre】Khả năng giữ mục tiêu lạm phát năm 2020 dưới 4%

发帖时间:2025-01-25 19:40:50

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Thiện Trần

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Thiện Trần

Giá thịt lợn cao gây áp lực mạnh lên chỉ số lạm phát

Ngày 2/7,ảnănggiữmụctiêulạmphátnămdướnice – auxerre Học viện Tài chính phối hợp với Cục Quản lý giá tổ chức hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2020”. Phân tích, đánh giá nhìn lại diễn biến giá cả thị trường trong 6 tháng đầu năm 2020, ông Nguyễn Xuân Định – Phó Trưởng phòng Chính sách tổng hợp, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, mặt bằng giá cả thị trường trong nửa đầu năm có diễn biến tăng giảm đan xen, chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các yếu tố cung cầu trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.

Trong đó, mặt bằng giá tăng cao vào tháng 1 chủ yếu do yếu tố quy luật dịp lễ tết, sau đó chuyển sang xu hướng giảm trong các tháng tiếp theo do nhu cầu thị trường thấp trong thời điểm dịch bệnh và dần phục hồi trở lại mức bình thường khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát trong tháng 5 và tháng 6. Theo đó, kết thúc nửa đầu năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giữ ở mức 4,19%, dần tiệm cận với chỉ tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4% mà Quốc hội và Chính phủ đã đề ra.

Nhìn nhận từ các yếu tố thị trường, theo đại diện Cục Quản lý giá, có một số nguyên nhân làm tăng áp lực lên mặt bằng giá 6 tháng đầu năm. Trước hết, đó là giá xăng dầu trong nước có xu hướng tăng trở lại theo diễn biến của giá thế giới sau khi đã giảm sâu trong quý I, cụ thể đã tăng 4 đợt liên tục trong tháng 5, tháng 6. Theo đó, giá LPG (khí gas) trong nước bắt đầu tăng trở lại từ tháng 5 theo diễn biến giá LPG thế giới.

Thứ hai, giá thịt lợn ở mức cao trong 5 tháng đầu năm và chỉ bắt đầu có xu hướng giảm trong tháng 6. Thứ ba, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 trên thế giới vẫn còn phức tạp, nhu cầu đối với mặt hàng gạo trên thế giới tăng nên đã tác động làm tăng giá gạo phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, nhu cầu về một số loại vật tư y tế, thuốc phòng và chữa bệnh phục vụ trong nước và xuất khẩu vẫn ở mức cao nên giá các mặt hàng này có xu hướng tăng nhẹ.

Thứ tư, kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài, đồng thời việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội sau khi dịch bệnh trong nước dần được kiểm soát đã tác động đến nhu cầu du lịch và ăn uống ngoài gia đình. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng khiến nhu cầu tiêu dùng điện, nước của người dân cũng tăng cao làm tăng đơn giá bình quân theo mức tiêu thụ lũy tiến…

Ở chiều ngược lại, theo PGS.TS Nguyễn Bá Minh – Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính (Bộ Tài chính), có một số nguyên nhân góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 6 tháng đầu năm như: Giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu trong nước giảm mạnh trong thời điểm quý I và đầu quý II theo diễn biến của giá thế giới là yếu tố chính làm giảm áp lực lên mặt bằng giá trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5. Cụ thể, giá xăng dầu giảm 19,49% (tác động làm CPI chung giảm 0,81%), giá gas trong nước giảm 3,63%.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch Covid-19 và nhu cầu đi lại, du lịch của người dân sau tết giảm làm giá của nhóm du lịch giảm 1,49%; giá cước vận tải của các loại phương tiện như tàu hỏa, máy bay giảm.

Ngoài ra, chính sách về giảm giá điện, tiền điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho khách hàng trong quý II đã phần nào làm giảm áp lực về mức chi trả điện tiêu thụ. Đồng thời, Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp về quản lý, điều hành giá. Mặt khác, các chính sách về tài khóa, tiền tệ được triển khai đồng bộ, toàn diện đã góp phần ổn định mặt bằng giá cả thị trường…

Có khả năng giữ lạm phát ở mức dưới 4%

Nhìn về nửa cuối năm, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, trong những tháng còn lại của năm nay, vẫn còn nhiều yếu tố gây rủi ro với nỗ lực kiềm giữ CPI ở mức thấp.

Cụ thể, giá thịt lợn vẫn cao. Đến nay, cả nước còn 238 xã thuộc 60 huyện của 18 tỉnh, thành phố có bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa qua 30 ngày. Do đó, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức nuôi tái đàn, tăng đàn và bảo đảm nguồn cung thịt lợn. Giá thịt lợn ngày 30/6 tại miền Bắc dao động từ 89.000 - 92.000 đồng/kg; còn tại miền Nam giá thịt lợn đang được giao dịch trong khoảng từ 83.000 - 88.000 đồng/kg. Dự đoán giá thịt lợn thời gian tới tại miền Bắc sẽ tiếp tục tăng. Đáng chú ý, đây là mặt hàng chiếm tới 4,2% trong rổ hàng hóa tính CPI. Trên thị trường hàng hóa, giá thịt lợn đang là mối lo rõ nhất khi các chủ trương kéo giảm giá mặt bằng này vẫn chưa có tác động rõ rệt.

Bên cạnh đó, giá dầu thế giới dự báo sẽ còn tiếp tục xu hướng tăng trong thời gian tới khi các quốc gia thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tiếp tục tìm cách giảm sản lượng khai thác dầu. Nhiều khả năng giá dầu sẽ xoay quanh mức 40 USD/thùng trong thời gian tới, nếu dịch Covid-19 được các nước khống chế thành công dự báo giá dầu sẽ còn tiếp tục tăng.

Ngoài ra, từ góc độ cung tiền với nền kinh tế, sau 2 tháng triển khai các chính sách hỗ trợ tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp, người dân, dự kiến nguồn vốn giải ngân từ các gói hỗ trợ tín dụng này sẽ thể hiện rõ hơn tác động đối với CPI trong quý III. Mặt khác, việc thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP của Chính phủ dự kiến sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng trong nước, do đó sẽ góp phần đẩy giá một số loại hàng hóa, dịch vụ… Tất cả những yếu tố trên có thể tác động đến việc kiểm soát lạm phát trong nửa cuối năm.

Mặc dù còn nhiều áp lực đối với kiểm soát lạm phát trong những tháng cuối năm, tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, về tổng thể, sức cầu trong nền kinh tế vẫn khá yếu, cũng như kinh tế thế giới chưa thể phục hồi hoàn toàn trong nửa cuối năm và làm cho giá cả nguyên, nhiên liệu trên thị trường thế giới khó tăng như kỳ vọng…, nên lạm phát trong năm 2020 vẫn trong tầm kiểm soát. “Nếu CPI trong các tháng còn lại của năm tăng trung bình dưới 0,6%/tháng, thì mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm 2020 sẽ đạt được. Theo dự báo của Viện Kinh tế - Tài chính, lạm phát trung bình năm 2020 sẽ xoay quanh mức 3,5% (+/- 0,5%)” – ông Độ nói.

Để chủ động điều hành giá cả, kiểm soát lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2020, theo các chuyên gia tại hội thảo, công tác quản lý giá, bình ổn giá cần tiếp tục tăng cường, nhằm kiểm soát lạm phát, bảo đảm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của của chỉ số CPI để có sự điều chỉnh kịp thời. “Điều hành CPI phải bám sát và hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng, tránh tạo ra lạm phát kỳ vọng hay tạo ra “độ trễ” của lạm phát trong những năm sau. Định hướng điều hành lạm phát là bám sát quy hoạch cung cầu của thị trường, không áp đặt thủ tục hành chính” – chuyên gia Ngô Trí Long nhấn mạnh.

Diệu Thiện

    热门排行

    友情链接