【kèo leicester】Câu chuyện ít người biết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng là Tổng tưlệnh của các tưlệnh
Đối với Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan,âuchuyệnítngườibiếtvềĐạitướngVõNguyênGiákèo leicester Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Tổng tư lệnh của các tư lệnh, Chính ủy của các chính ủy, là người chỉ huy tài ba, một người thầy, một người bạn đối với ông nói riêng cũng như những người chiến sĩ trên mặt trận nói chung. Khi biết tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, ông Lan đã rất xót xa. Ông chia sẻ trong nước mắt: "Dẫu biết quy luật của tạo hóa gồm có sinh - lão - bệnh - tử, dẫu có theo dõi khá sát tình hình sức khỏe của Đại tướng trong thời gian gần đây nhưng khi biết tin Đại tướng mất tôi đã vô cùng hụt hẫng, đau xót, đó là sự mất mát của cả dân tộc".
Theo lời kể của ông Lan, khi đánh giặc Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người kiên quyết, luôn cân nhắc cẩn thận giữa việc toàn thắng với đánh làm sao để anh em chiến sỹ hi sinh ít nhất. Trong quá trình tiến công ở chiến dịch Điện Biên Phủ, do quân địch mạnh nên buộc quân ta phải kéo pháo ra vì nếu không kéo pháo ra thì bên ta sẽ bị tổn thất nặng, nhiều chiến sỹ phải hi sinh, từ thực tế tình hình, Đại tướng đã phải xây dựng lại cơ cấu của chiến dịch để rồi trong 56 ngày đêm cuộc chiến đấu của quân dân ta đã thắng lợi vẻ vang.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đây là chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định (1975), Đại tướng đã đưa ra chiến thuật "Thần tốc, thần tốc, đại thần tốc" nhằm nhanh chóng chiến thắng, không phải kéo dài thời gian chiến đấu, không để tiêu hao thêm xương máu của các chiến sĩ.
Trên mặt trận không quân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng thường xuyên đến sân bay để dạy chiến sỹ cách đánh cũng như động viên họ để có thêm tinh thần chiến đấu. "Đại tướng đã để lại một ấn tượng vô cùng tốt đẹp với những người chiến sĩ phòng không không quân bởi mỗi lần đến thăm anh em Đại tướng đều đến bất chợt, xuất hiện trong phong thái bình dị, không ai đưa đón. Sự gần gũi ấy khiến mọi người trong đoàn cảm phục, kính trọng Đại tướng nhiều hơn", ông Lan tâm sự.
Suốt quãng thời gian được tiếp xúc và làm việc với Đại tướng, ông Lan học tập được rất nhiều kinh nghiệm quý báu: Trước mỗi trận chiến đều lên kế hoạch kỹ lưỡng, chuẩn bị nhiều phương án, không sợ gian khó, gian khổ; trong trận đánh phải sáng tạo, tùy cơ ứng biến, biết chịu trách nhiệm, không cứng nhắc, kiên quyết tiêu diệt địch; kết thúc mỗi trận đánh phải rút kinh nghiệm cho bản thân, cho đội quân của mình.
Đại tướng người lãnh đạo thân thiện
Một câu chuyện đời thường mà ông Lan rất ấn tượng về Đại tướng, đó là lần gặp Đại tướng đầu tiên ở trước cổng trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Dạo ấy, được nghỉ phép về thăm hậu phương nên ông Lan đến trường ĐH Sư phạm Hà Nội thăm người yêu của mình. Khi đến nơi, ông thấy rất nhiều đồng đội khác đang đứng sẵn chờ người yêu/vợ của họ ở đấy.
Ông nhớ lại: “Họ rất vui khi thấy nhau, cười nói, chia sẻ những câu chuyện chiến đấu. Bỗng có một chiếc xe màu đen đi đến, bước xuống là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Anh em thấy thế đành chạy trốn, sợ Đại tướng mắng phạt vì xin nghỉ phép để về đi chơi thế nhưng Đại tướng đã nhanh chóng gọi tất cả quay lại: "Đừng đi, các anh lại đây!".
Lúc đấy mọi người mới rụt rè tiến đến bên Đại tướng chào hỏi. Đại tướng mời các chiến sĩ đi vào phòng đợi trước cổng trường rồi hỏi han từng người: "Các anh về có xin phép không?", "Thế các anh đến thăm vợ hay người yêu?”…. Sau khi mọi người trả lời xong, Đại tướng liền chia sẻ rằng Đại tướng cũng đến thăm vợ của mình hiện đang làm giảng viên tại ĐH Sư phạm Hà Nội. Sự cởi mở, gần gũi ấy khiến không khí trở nên vui vẻ lạ thường, tất cả mọi người đều trò chuyện tự nhiên, rôm rả với Đại tướng”.
Sau lần đó, ông Lan càng trăm phần quý mến và cảm phục Đại tướng, con người vĩ đại luôn hết mình vì quân dân, đất nước.
Phương Minh