Đảm bảo cung cầu bình ổn thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2022 Áp lực lạm phát năm 2022 rất lớn Hà Nội chuẩn bị hàng hoá phục vụ Tết Nguyên đán 2022 khoảng 39.000 tỷ đồng Tăng cường quản lý,ộTàichínhbanhànhChỉthịbìnhổngiádịpTếtNguyênđásoi keo ao nắm bắt tình hình giá cả tại địa phương Theo Bộ Tài chính, trong 10 tháng năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và đã tác động đến nền kinh tế. Công tác quản lý điều hành giá của một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cũng phải chịu áp lực rất lớn, việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu tại một số thời điểm rất khó khăn. Với kết quả chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng đầu năm 2021 ở mức 1,81% cùng với diễn biến mặt bằng giá cơ bản nằm trong kịch bản điều hành giá, là những điều kiện thuận lợi và tạo dư địa để kiểm soát lạm phát cả năm 2021 theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra.
Tuy nhiên, giá một số mặt hàng tiêu dùng không nằm trong danh mục Nhà nước định giá đã và đang tiếp tục gây áp lực đến mặt bằng giá, nhất là vào những tháng còn lại của năm và thời điểm Tết Nguyên đán.
Để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá trong việc kiểm soát lạm phát trong năm và những tháng đầu năm 2022, bình ổn giá cả thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài chính theo chức năng nhiệm vụ chủ động triển khai đồng bộ, hiệu quả một số nhiệm vụ và giải pháp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Chỉ thị tăng cường quản lý, bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán 2022. Ảnh: TL. Tại chỉ thị này, Bộ trưởng đề nghị Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Hải quan, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Dự trữ nhà nước khu vực bám sát diễn biến giá cả thị trường, thường xuyên đánh gỉá, dự báo cụ thể để có biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường phù hợp, nhất là trong thời điểm trước, trong và sau Tết để chủ động kiểm soát ổn định thị trường giá cả.
Đồng thời với đó là tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tránh để xảy ra các biến động bất thường ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội. Kiểm soát chặt chẽ việc kê khai, quyết toán thuế, công tác hoàn thuế; chủ động sử dụng nguồn dự trữ quốc gia để ứng phó kịp thời các tình huống.
Cục Quản lý giá chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan tổ chức nắm bắt thông tin, theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả; nhất là đối với một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; mặt hàng tư liệu sản xuất quan trọng có giá biến động lớn; tham mưu kịp thời cho Bộ các biện pháp quản lý, điều hành giá phù hợp nhằm ổn định mặt bằng giá cả thị trường và kiểm soát lạm phát.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chủ động tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá trên địa bàn.
Các cơ quan, tổ chức trung ương đóng tại địa phương có trách nhiệm phối hợp vói Sở Tài chính và các sở, ban, ngành tổ chức triển khai công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trên địa bàn.
Cục Hải quan tăng cường công tác quản lý rủi ro, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý các hành vi vi phạm; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, tập trung tại các tuyến và địa bàn trọng điểm thuộc địa bàn quản lý của đơn vị.
Cục Thuế chỉ đạo rà soát nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn, kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước; quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, bảo đảm đúng đối tượng, đúng chế độ quy định, tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn việc trốn thuế, nợ đọng thuế và chuyển giá…
Chỉ thị nêu rõ, các đơn vị thuộc Bộ chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ Tài chính thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Bộ trưởng Bộ Tài chính giao Cục Quản lý giá là cơ quan đầu mối giúp Bộ tổ chức triển khai Chỉ thị; chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý, điều hành và bình ổn giá thị trường; chủ trì triển khai các đoàn kiểm tra, nắm bắt tình hình thực hiện công tác quản lý, bình ổn giá, chống buôn lậu, gian lận thương mại tại địa phương trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022./.
顶: 7975踩: 48
【soi keo ao】Bộ Tài chính ban hành Chỉ thị bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán 2022
人参与 | 时间:2025-01-10 19:58:15
相关文章
- Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- Kim Se Jeong 'Hẹn hò chốn công sở' tiết lộ lý do Hari yêu Tae Moo
- Gạo Việt Nam có thêm thị trường Mexico
- Nhạc sĩ Văn Dung 'Những bông hoa trong vườn Bác' qua đời
- Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- Hồ Quang Hiếu: Lận đận tình duyên, 2 năm trầm cảm
- Nhan sắc của cựu BTV thời sự Diệp Anh
- Inforgraphics: Điều chỉnh viện phí khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu từ 15/8/2023
- Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
- Việt Nam cung cấp Comoros 60.000 tấn gạo mỗi năm
评论专区