当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【xep hang bi】Việt Nam là 1 trong 6 nước tiêm vắc xin cao nhất thế giới

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương sáng 2/1,ệtNamlàtrongnướctiêmvắcxincaonhấtthếgiớxep hang bi Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh báo cáo về công tác chỉ đạo, điều hành và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, phương hướng nhiệm vụ năm 2022.

Phát huy vai trò, trí tuệ tập thể gắn với đề cao trách nhiệm cá nhân

Khái quát về công tác chỉ đạo, điều hành Phó Thủ tướng khẳng định, ngay sau khi được kiện toàn, Chính phủ đã nhanh chóng ổn định, giải quyết công việc không để gián đoạn.

Chính phủ đề ra 6 quan điểm, định hướng lớn, trong đó nhấn mạnh yêu cầu xây dựng Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp đoàn kết, thống nhất cao, liêm chính, dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương; hành động thiết thực, hiệu lực, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Cùng với đó, phát huy giá trị văn hóa và con người Việt Nam trở thành nguồn lực, động lực quan trọng nhất cho sự phát triển KTXH.

{ keywords}
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc

Chính phủ, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, MTTQ Việt Nam và của Nhân dân. Chính phủ phát huy vai trò, trí tuệ tập thể gắn với đề cao trách nhiệm cá nhân từng thành viên, đặc biệt vai trò của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Các bộ, ngành thực hiện đúng các nguyên tắc, trách nhiệm, phạm vi, quy trình giải quyết công việc của Chính phủ. Chính phủ và từng thành viên giải quyết công việc theo đúng quy chế làm việc của Chính phủ theo nguyên tắc "Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ giải quyết những việc thuộc thẩm quyền, không quyết định thay những việc đã phân cấp, ủy quyền hoặc thuộc thẩm quyền của bộ, cơ quan, địa phương".

Đồng thời xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân gắn với đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và kiểm soát quyền lực, cá thể hóa trách nhiệm theo quy định.

Cùng với tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, Chính phủ, Thủ tướng đã lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường xây dựng, hoàn thiện thể chế; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; thúc đẩy cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.

Chính phủ tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cao nhất từ trước đến nay

Điểm lại những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, tạo đột phá về bao phủ vắc xin, kịp thời chuyển trạng thái sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Từ một nước có tỷ lệ tiêm vắc xin rất thấp, Việt Nam đã vượt lên là 1 trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vắc xin cao nhất trên thế giới. Đến nay, tỷ lệ bao phủ vắc xin cho người từ 18 tuổi trở lên 1 mũi là 99,6%, 2 mũi là 90,9%; người từ 12 đến 17 tuổi 1 mũi là 85,6%, 2 mũi là 57%. Hiện Chính phủ đang đặt mua vắc xin tiêm cho trẻ em từ 5 - 11 tuổi. Số ca nhiễm nhập viện, chuyển nặng, tử vong đang có chiều hướng giảm.

{ keywords}
Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh

Việc chuyển hướng sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã phát huy hiệu quả, được nhân dân đồng tình, ủng hộ; nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế đánh giá là quyết sách quan trọng, tạo nền tảng để phục hồi, phát triển kinh tế trong quý 4/2021 và năm 2022…

Ngoài ra, Chính phủ cũng chủ động tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế. Ước cả năm đạt và vượt 7/12 chỉ tiêu chủ yếu. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm tăng 1,84%; các cân đối lớn được bảo đảm. GDP tăng 2,58%, trong đó quý 4 tăng mạnh, đạt 5,22% sau khi giảm 6,02% trong quý 3.

Đáng chú ý là thu NSNN đạt trên 1,563 triệu tỷ, vượt 16,4% dự toán. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 22,6%, đạt 668,5 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới.

Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2021 có mức tăng trưởng cao, tăng 9,2%, đặc biệt vốn tăng thêm tăng mạnh trên 40% thể hiện niềm tin về môi trường đầu tư kinh doanh, sự kỳ vọng của các nhà đầu tư nước ngoài về khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam…

Bên cạnh đó, Chính phủ tập trung hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật; chú trọng phát triển văn hoá, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, tạo chuyển biến rõ nét trong công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Cùng với đó tăng cường công tác xây dựng đảng và nâng cao hiệu lực hiệu quả của hệ thống hành chính nhà nước các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế được chủ động đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng.

{ keywords}
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc

Phó Thủ tướng cũng nêu một số khó khăn, hạn chế như công tác phòng, chống dịch có lúc, có nơi còn bị động, lúng túng, thiếu nhất quán, nhất là giai đoạn đầu khi dịch bùng phát mạnh ở TP.HCM và một số tỉnh phía Nam.

Một số quy định về đi lại của người dân, lưu thông hàng hóa giữa các địa phương thiếu thống nhất. Năng lực y tế, nhất là ở cấp cơ sở, y tế dự phòng còn hạn chế, bất cập, dẫn đến quá tải và tử vong cao ở một số nơi trong giai đoạn đầu.

Dự kiến có 5/12 chỉ tiêu KTXH chủ yếu chưa đạt mục tiêu. Kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro; sức ép lạm phát tăng. Thị trường tài chính, bất động sản, chứng khoán có thời điểm tăng nóng. Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Xuất khẩu phụ thuộc vào khu vực FDI và một số ít thị trường. Sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn… Lao động, việc làm bị ảnh hưởng nặng nề, số lượng người lao động tạm ngừng, thiếu, mất việc làm tăng.

Về phương hướng nhiệm vụ thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các quan điểm chỉ đạo, điều hành, quán triệt theo phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19, trong đó tập trung ưu tiên nguồn lực, thực hiện hiệu quả chương trình phòng, chống dịch Covid-19 và chương trình phục hồi và phát triển KTXH.

Các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục đổi mới, chủ động, nỗ lực phấn đấu hơn nữa, quyết liệt hành động, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trình bày dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH và Dự toán NSNN năm 2022 và dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.
Theo đó, Chính phủ dự thảo chủ đề điều hành của năm 2022 là "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển", với 6 quan điểm, trọng tâm.
Các chỉ tiêu KTXH năm 2022 gồm: 15 chỉ tiêu chủ yếu và mục tiêu phấn đấu của Chính phủ; 75 chỉ tiêu cụ thể Chính phủ đặt ra cho các ngành, lĩnh vực. Kịch bản tăng trưởng năm 2022 chia theo từng quý và cả năm, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%; phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công; kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế.

分享到: