当前位置:首页 > World Cup

【amazing gút chóp la gì】Bất cập kiểm tra chuyên ngành, doanh nghiệp kiến nghị nên quy về một mối

Doanh nghiệp vận chuyển hàng quá cảnh nêu nhiều vướng mắc về kiểm tra chuyên ngành
Kiểm tra chuyên ngành: Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong lấy mẫu kiểm tra hàng hóa
Hải quan TPHCM lưu ý doanh nghiệp nhiều điểm mới về kiểm tra chuyên ngành
Khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp về thủ tục kiểm tra chuyên ngành
Nhân viên giám định lô hàng lõi thép nhập khẩu vào cuối năm 2022. 	Ảnh: T.H
Nhân viên giám định lô hàng lõi thép nhập khẩu vào cuối năm 2022. Ảnh: T.H

Rào cản kiểm tra chuyên ngành

Ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch VCCI - Giám đốc VCCI chi nhánh TPHCM cho biết, mức độ hài lòng của doanh nghiệp về thuận lợi trong cơ chế một cửa quốc gia và kiểm tra chuyên ngành đã được cải thiện hơn trước. Kiểm tra chuyên ngành có thuận lợi hơn nhưng cộng đồng doanh nghiệp XNK vẫn mong muốn các bộ, ngành cần nỗ lực nhiều hơn nhằm nâng cao hiệu quả một cửa quốc gia và đẩy mạnh cải cách quản lý chuyên ngành, song song với việc tháo gỡ điểm nghẽn khơi thông xuất khẩu, tạo thuận lợi thương mại.

Tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động XNK do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức vào cuối tuần qua, các doanh nghiệp đã nêu nhiều bất cập về kiểm tra chuyên ngành, đang là rào cản, làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch Hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai cho biết, hiện nay thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK nhanh chóng, nhưng đối với hàng hóa cần phải kiểm tra chuyên ngành lại rất khó khăn. Nêu dẫn chứng mặt hàng kính xây dựng nhập khẩu, ông Hưng phân tích, mặt hàng này phải kiểm tra chuyên ngành mức độ 2. Trước thời điểm năm 2021, doanh nghiệp chỉ cần có giấy chứng nhận chất lượng của đơn vị thứ 3 được Bộ Xây dựng chỉ định thì tờ khai được thông quan. Nhưng từ năm 2021 tới nay, việc kiểm tra chuyên ngành được tham chiếu thực hiện theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP. Theo đó, ngoài việc có chứng nhận kiểm tra chất lượng sản phẩm của đơn vị được chỉ định của Bộ Xây dựng, doanh nghiệp còn phải làm thêm bước nộp hồ sơ cho Sở Xây dựng để ra “Kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu”, dẫn tới thời gian thông quan hàng hoá chậm hơn nhiều so với trước đây, ảnh hưởng tới việc lưu thông hàng hoá của doanh nghiệp.

Bên cạnh phát sinh nhiều giấy tờ, hiện các bước đều đang phải thực hiện với hồ sơ giấy từ việc đăng ký, nhận kết quả... đến nộp thông báo để thông quan hàng hóa, tốn rất nhiều thời gian, chi phí đi lại của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cho biết, trình tự thủ tục kiểm tra chuyên ngành còn phức tạp. Theo các doanh nghiệp, trình tự, thủ tục có nhiều khác biệt tùy theo bộ, ngành quản lý và loại hình hàng hóa. Doanh nghiệp cũng mất nhiều thời gian đọc hiểu các luật chuyên ngành và các nghị định hướng dẫn. Trong khi đó, cách hiểu và cách triển khai của các bộ, ngành lại chưa thống nhất.

Danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành quá nhiều. Các bộ, ngành cần xem xét giảm số nhóm sản phẩm, giảm số lượng dòng hàng cần kiểm tra và giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra. Việc kiểm tra cần thực hiện triệt để theo nguyên tắc đánh giá rủi ro, kiểm tra theo xác suất. Việc thực hiện kiểm tra chuyên ngành còn phiền hà. Tình trạng chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành còn tồn tại. Một mặt hàng có thể bị quản lý cùng lúc bởi nhiều bộ, ngành. Thủ tục kiểm tra chuyên ngành tuy đa số được thực hiện kiểm tra tập trung tại các cửa khẩu nhưng vẫn có trường hợp doanh nghiệp phải tới tận các bộ, ngành mới giải quyết xong việc. Thực tế này gây nhiều phiền toái do gia tăng chi phí, thời gian tuân thủ của doanh nghiệp.

Nên giao đầu mối cho cơ quan Hải quan

Từ thực tế bất cập nêu trên, nhiều lãnh đạo hiệp hội, doanh nghiệp đề xuất giải pháp và nêu ý kiến nên giao việc kiểm tra chuyên ngành về một đầu mối để thông quan, đó là cơ quan Hải quan.

Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch Hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai đề xuất giải pháp, kiến nghị nên nghiên cứu thực hiện kết nối điện tử cho việc đăng ký kiểm tra chất lượng và trả kết quả giữa các đơn vị kiểm tra, kiểm định và cơ quan Hải quan để rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa giống như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thực hiện trên hệ thống một cửa. Việc đăng ký và trả kết quả sau đó cơ quan Hải quan kiểm tra trên hệ thống một cửa và thực hiện thông quan tờ khai hải quan. Ngoài ra, sau khi có Thông báo “Kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” của Sở Xây dựng, doanh nghiệp sẽ phải tự công bố hợp quy, hợp chuẩn để lưu thông hàng hoá. Cần giảm khâu thủ tục này khi đã có thông báo của cơ quan kiểm tra chuyên ngành. “Nên giao cho một đầu mối là cơ quan Hải quan căn cứ trên chứng thư công bố Quy chuẩn chất lượng của nhà sản xuất và bên thứ 3 là cơ quan kiểm định hàng hóa XNK để hoàn thành các thủ tục thông quan, tiết giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp”- ông Nguyễn Duy Hưng đề xuất.

Ông Nguyễn Tất Thắng, Trưởng phòng XNK Công ty TNHH Advantage Logistics cho rằng, mỗi lần thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành, doanh nghiệp phải tới nhiều cơ quan khác nhau để lấy số tiếp nhận, mới đăng ký được hồ sơ hải quan, mỗi lần như thế tốn rất nhiều chi phí. Những vướng mắc, bất cập về kiểm tra chuyên ngành cần có một đầu mối tiếp nhận thông tin để giải quyết cho doanh nghiệp, hạn chế việc doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần, nhiều nơi...

Theo đánh giá của các doanh nghiệp, các thủ tục kiểm tra chuyên ngành nói chung đều có nhiều dư địa cải thiện, đặc biệt các thủ tục kiểm tra chuyên ngành của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải. Bên cạnh đó, cần rà soát hoạt động “lấy mẫu kiểm tra” vì đây là khâu doanh nghiệp thường phản ánh tình trạng gặp khó khăn; giảm tình trạng chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành; nghiên cứu giảm số mặt hàng và số lô hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành; áp dụng đầy đủ và thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro. Cần ban hành danh mục hàng hóa rủi ro của tất cả lĩnh vực quản lý chuyên ngành; rà soát những điểm chồng chéo giữa các quy định pháp lý về kiểm tra chuyên ngành... nhằm tạo thuận lợi giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, kiêm Trưởng ban pháp chế VCCI: Nỗ lực của ngành Hải quan là rất đáng trân trọng

Mặc dù đã đạt được những thành công và được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, thì thực tế cho thấy, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện các chính sách liên quan đến các hoạt động trong lĩnh vực thương mại qua biên giới, trong đó có kiểm tra chuyên ngành. Trên thực tế, kết quả đo thời gian giải phóng hàng tại cửa khẩu chỉ có trên 30% thời gian thông quan liên quan đến thủ tục hải quan, còn lại của các bộ, ngành khác. Trong thời gian qua, sự nỗ lực của ngành Hải quan trong chuyển đổi số, ứng dụng quy trình quản lý hiện đại để kéo giảm thời gian thông quan là rất đáng trân trọng. Cơ quan Hải quan sẵn sàng lắng nghe để thay đổi và kết quả mang lại rất rõ rệt, được doanh nghiệp đánh giá cao. Hiện ngành Hải quan đã xây dựng và lấy ý kiến về dự thảo Nghị định cơ chế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, tuy nhiên vẫn một số ý kiến khác nhau, chưa đồng thuận, nên đang tiếp tục hoàn thiện.

Bà Trần Thị Thuý Hoà, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan: Lắng nghe, tiếp thu xây dựng Nghị định quy định về kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu

Liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, ngày 12/1/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 38/QĐ-TTg trong đó giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Tổng cục Hải quan đã xây dựng dự thảo nghị định, tổ chức lấy ý kiến, tổ chức họp, hội thảo với các bộ, cơ quan, doanh nghiệp để tiếp thu ý kiến, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị định. Bộ Tài chính cũng đã chính thức báo cáo, trình Chính phủ nhiều lần. Tuy nhiên, hiện còn một số vấn đề kỹ thuật chưa thống nhất. Những vấn đề còn ý kiến khác nhau trong dự thảo Nghị định cơ chế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, ban soạn thảo đang rà soát kỹ từng nội dung, nghiêm túc lắng nghe, đánh giá khách quan các ý kiến để tiếp thu, trong đó phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để có được sự đồng thuận.

Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam: Cần sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành để giảm thời gian thông quan

Những bất cập về kiểm tra chuyên ngành đang là rào cản đối với hoạt động XNK hàng hóa. Thời gian thông quan hàng hóa thuộc thẩm quyền của cơ quan Hải quan chỉ chiếm có 34%, cho thấy để giảm thời gian thông quan không chỉ phụ thuộc vào cơ quan Hải quan mà cần sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành. Cái lớn nhất là giảm chi phí tuân thủ hành chính của doanh nghiệp, bởi đây là chi phí rất lớn, có liên quan đến kiểm tra chuyên ngành. Về lâu dài, để cải cách khâu này, theo tôi đầu mối cuối cùng nên giao cho cơ quan Hải quan để thuận lợi cho doanh nghiệp. Bởi vì, cơ quan đại diện cuối cùng quyết định việc thông quan hàng hoá là cơ quan Hải quan. Hiện nay, ở nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc... Hải quan là đầu mối chấp thuận thông quan.

Trước mắt, kiểm tra chuyên ngành hiện nay chưa thể đưa về một đầu mối thì cần tăng cường chuyển đổi số trong lĩnh vực này để doanh nghiệp không phải in chứng từ giấy về kiểm tra chuyên ngành, không phải đi lại nhiều...

Ông Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện kinh tế TPHCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội DNVVN phía Nam: Cần có cơ quan đầu mối chủ trì kiểm tra chuyên ngành

Hiện nay, thực hiện kiểm tra theo yêu cầu quản lý chuyên ngành thông tin, dữ liệu phân tán, chưa thống nhất, đồng bộ, chưa kịp thời cung cấp, chia sẻ đến các bên có liên quan, chưa có cơ quan đầu mối chủ trì, quản lý chung các nội dung liên quan đến quản lý rủi ro trong quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc thừa nhận, công nhận hàng hóa nước ngoài có chất lượng cao còn hạn chế... Cần ban hành Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành theo hướng: cắt giảm danh mục, chi tiết danh mục kèm mã số HS. Khắc phục tình trạng chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành, cần có cơ quan đầu mối chủ trì kiểm tra chuyên ngành.

Ông Tạ Quang Huyên, Tổng giám đốc Công ty Hoàng Sơn 1: Việc cấp C/O chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hiện tại vẫn còn tốn nhiều thời gian

Trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ ngành đã có rất nhiều nỗ lực nhằm đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu, tăng cường tính minh bạch trong chính sách thương mại, đồng thời sẵn sàng lắng nghe và kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp chúng tôi giải quyết các khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu điều lại đang đối mặt với rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, đáp ứng các chính sách trong hoạt động xuất nhập khẩu. Trong đó, việc cấp C/O chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hiện tại vẫn còn tốn nhiều thời gian và phức tạp về hồ sơ, chứng từ khi các doanh nghiệp xuất khẩu đề nghị. Thậm chí một số doanh nghiệp trong ngành chế biến xuất khẩu điều còn bị cơ quan Hải quan xử phạt về việc làm C/O không đúng với quy định nguồn gốc xuất xứ.

Trong khi đó, về bản chất C/O không phải là chứng từ bắt buộc trong bộ hồ sơ xuất khẩu, chỉ có một số khách hàng có yêu cầu, doanh nghiệp mới tiến hành thủ tục xin cấp để đầy đủ bộ chứng từ đáp ứng tiêu chuẩn giao hàng cho khách. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu điều rất mong VCCI là cơ quan cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, xem xét đơn giản hóa các hồ sơ, tài liệu, chứng từ khi doanh nghiệp đề nghị cấp C/O, tạo cơ chế để giúp cho các doanh nghiệp vẫn tuân thủ đúng quy định về xuất khẩu nhưng giảm thiểu tối đa thời gian các thủ tục hành chính, tăng tốc độ xuất khẩu hàng hóa, kịp thời giao hàng và bộ chứng từ đáp ứng thời gian, tiến độ của các đối tác nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam.

Thu Hoà (ghi)

分享到: