【san jose vs】Phó chủ tịch VCCI: Xây dựng và bảo vệ thương hiệu là yếu tố sống còn của doanh nghiệp

时间:2025-01-10 23:57:03 来源:Empire777

pho chu tich vcci xay dung va bao ve thuong hieu la yeu to song con cua doanh nghiep

Ông Hoàng Quang Phòng,óchủtịchVCCIXâydựngvàbảovệthươnghiệulàyếutốsốngcòncủadoanhnghiệsan jose vs Phó Chủ tịch VCCI.


PV: Có thể nói các sản phẩm dệt may là một trong những mặt hàng đóng góp rất lớn trong GDP của nước ta, tuy nhiên vấn đề thương hiệu và xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị giá tăng cho các sản phẩm trong ngành này vẫn còn rất yếu. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Hoàng Quang Phòng:


Sản phẩm dệt may của Việt Nam đã đóng góp rất nhiều trong việc gia tăng GDP Việt Nam đồng thời cũng tạo ra rất nhiều việc làm cho lao động Việt Nam. Việc xây dựng thương hiệu cho ngành dệt may Việt Nam là việc rất quan trọng để nâng cao giá trị cho thương hiệu cũng như nâng cao mức đóng góp của ngành dệt may cho GDP của Việt Nam và tăng thu nhập cho người lao động trong ngành. Tuy hiện nay việc xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu của các DN trong ngành dệt may đã được chú ý hơn trước rất nhiều nhưng theo tôi vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Đa phần các nhà máy may của Việt Nam đang làm gia công cho các hãng nước ngoài.

Chúng ta có thể tự hào vì dệt may của chúng ta cũng đã có những thương hiệu lớn như Việt Tiến, Nhà Bè, May 10… những thương hiệu đó đã có từ xưa và đến nay chúng ta vẫn giữ được. Vì vậy, tôi mong chúng ta có một chương trình để bảo vệ và phát triển những thương hiệu này để nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng của ngành dệt may.

PV: Bên cạnh ngành dệt may thì Việt Nam còn là một nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. tuy nhiên thường chúng ta chỉ ghi điểm ở số lượng chứ thương hiệu thì vẫn còn rất ít. Ông đánh giá gì về thực trạng này?

Ông Hoàng Quang Phòng:


Một số sản phẩm nông sản của chúng ta đã từng đứng top hàng đầu thế giới, tuy vấn đề thương hiệu đã được chú ý rồi nhưng thế vẫn là chưa đủ cần phải có sự đầu tư bài bản hơn thì những sản phẩm của chúng ta mới có thể vươn xa hơn nữa đến các thị trường xa xôi và tiềm năng hơn và nâng cao giá trị của các sản phẩm. Sự chậm trễ này tôi nghĩ là do nhận thức cũng như sự vào cuộc chưa được rộng rãi và tích cực của các cơ quan chức năng. Vì vậy chúng tôi mong các cơ quan chức năng có sự vào cuộc tích cực hướng dẫn chi tiết hơn để DN hiểu được ý nghĩa sống còn của việc xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu.

Một phần phải có sự hướng dẫn và hỗ trợ từ Nhà nước nhưng bản thân chủ DN cũng phải có sự quyết tâm, có sự đầu tư thích đáng và phải chuyển nhận thức một cách căn cơ hơn trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của chính mình. Chỉ có làm được như vậy chúng ta mới giữ vững được vị thế của các sản phẩm xuất khẩu cũng như hội nhập sâu rộng thành công.

PV: Ông có thể nói rõ hơn đâu là thuận lợi và khó khăn đối với các DN Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của DN?

Ông Hoàng Quang Phòng:

Phần lớn các DN lớn đã ý thức được trách nhiệm của mình và xác định được đây là những yếu tố sống còn của họ để bảo vệ thương hiệu, bảo vệ việc làm và bảo vệ giá trị cho mình. Tuy nhiên, sự chú ý đó của các DN là chưa nhiều. Đa phần các DN của chúng ta là các DN nhỏ và vừa, và việc chú ý đến thương hiệu là một việc lớn đối với họ chưa nói đến việc làm thương hiệu là việc còn khó khăn hơn. Chúng ta có một thuận lợi là ngay từ khi xây dựng và ký kết các FTA thì chúng tôi cùng các cơ quan chức năng đã hướng dẫn và tập huấn cho các DN những vấn đề có liên quan đến sở hữu trí tuệ trong đó có liên quan đến thương hiệu.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã có ngày thương hiệu Việt Nam và cũng đã có các chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia theo từng ngành, từng vùng như: Chè Thái Nguyên, thủy sản Hạ Long… những thương hiệu này là minh chứng cho việc những chiến lược đó đã được chú ý và đã có những sản phẩm mang tầm cỡ quốc tế như sữa TH, cà phê Trung Nguyên.

Tuy nhiên, những nỗ lực này là chưa đủ mà chúng ta phải có một chương trình để giữ vững và nhân rộng được các điển hình tiên tiến trong việc phát triển và xây dựng thương hiệu. Đồng thời, khi sản phẩm của chúng ta đã đến được với các thị trường rồi thì chúng ta phải nghĩ ra các biện pháp bảo vệ trí tuệ ở các thị trường nước ngoài. Điều này sẽ giúp chúng ta tránh được một vài trường hợp đáng tiếc như thời gian vừa qua, một vài sản phẩm thương hiệu của Việt Nam do không đăng ký một cách chi tiết nên bị mai một đi thậm chí là bị đã bị các đối tác khác lợi dụng mua hàng ở chỗ khác nhưng lại đóng nhãn hiệu của chúng ta và bán với giá trị gia tăng cao trong khi chúng ta là người sản xuất thực tế thì lại chỉ bán được ở mức lợi nhuận không như mong muốn.

Chính vì vậy việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu không thể chỉ để cho một mình DN làm mà phải có sự tham gia của cả các cấp bộ, ngành trung ương và địa phương, để làm sao những sản phẩm made in Việt Nam, made by Việt Nam có thể mang lại được đúng với giá trị thực tế.

PV: Vậy theo ông, đối với bản thân DN yếu tố nào là yếu tố quan trọng nhất giúp cho thương hiệu của DN có thể được nhiều người biết đến?

Ông Hoàng Quang Phòng:


Theo tôi, DN phải có sự đầu tư vì giờ Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, đã kí kết các FTA đa phương song phương và kể các các FTA thế hệ mới đều đòi hỏi các DN của chúng ta phải xây dựng được những bộ nhận diện thương hiệu của mình một cách bài bản hơn. Đặc biệt, cùng với đó là sự đăng ký bảo hộ cả trong và ngoài nước. có làm được như vậy thì các thương hiệu của chúng ta mới không bị ảnh hưởng.Tuy nói dễ dàng như vậy nhưng làm thì tương đối khó khăn vì DN của chúng ta đa phần là các DN nhỏ và vừa nên chú ý đến thương hiệu không phải là điều được các DN quan tâm hàng đầu.

Chính vì vậy, các cơ quan quản lý cần động viên tuyên truyền các DN. DN phải tận dụng được các cơ hội nhưng cũng cần phải có phương thức để đối phó những rủi ro có thể có trong vấn đề hội nhập sắp tới và tôi tin với bản lĩnh doanh nhân Việt Nam chúng ta hoàn toàn có khả năng thích ứng được với điều này.


PV: Xin cám ơn ông!

推荐内容