Người tiêu dùng lựa chọn mua hàng tại một siêu thị ở Frankfurt,ỉsốniềmtinngườitiêudùngởĐứcxuốngmứcthấpchưatừngthấti so bongdalu Đức. |
Cụ thể, chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Viện Nghiên cứu thị trường Đức (GfK) cho thấy, tháng Tám đã giảm xuống âm 30,6 điểm, mức thấp nhất kể từ khi chỉ số này được thu thập hồi năm 1991, sau khi số liệu tháng Bảy được điều chỉnh ở mức âm 27,7 điểm.
Chuyên gia tiêu dùng của GfK, Rolf Buerkl, cho biết ngoài những lo ngại về chuỗi cung ứng bị gián đoạn, khủng hoảng Ukraine và giá năng lượng, lương thực tăng mạnh, giờ đây còn có những lo ngại về nguồn cung khí đốt cho nền kinh tế và các hộ gia đình trong mùa Đông tới.
Cuộc khảo sát trên được thực hiện với khoảng 2.000 người, cho thấy trong tháng 7, người Đức đã bi quan hơn rất nhiều về triển vọng phát triển kinh tế so với tháng trước với chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở mức thấp chưa từng thấy kể từ khi nước này bắt đầu áp dụng các biện pháp phong tỏa phòng chống đại dịch COVID-19 hồi tháng 4/2020.
Cuộc khủng hoảng Ukraine đã đẩy chi phí năng lượng lên cao, làm lạm phát tăng vọt, vốn đã tăng 7,6% vào tháng Sáu ở Đức. Mối lo ngại cũng gia tăng khi nguồn cung cấp khí đốt của Nga giảm sẽ gây ra hậu quả nặng nề ở Đức vào mùa Đông năm nay, có khả năng các nhà máy phải đóng cửa và buộc chính phủ nước này phải áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng khẩn cấp.
Cuộc khảo sát của GfK cũng cho thấy kỳ vọng về thu nhập của những người Đức được khảo sát đã giảm xuống mức thấp kỷ lục mới và xu hướng những người tiêu dùng mua các mặt hàng đắt tiền trong tháng 7/2022 đã giảm xuống so với tháng trước đó./.