【nhận định kèo liverpool】“Có tình trạng chạy kê khai giá cước vận tải”

co tinh trang chay ke khai gia cuoc van tai

Quang cảnh họp báo chiều 11-2. Ảnh: T.Th.

Giám sát chặt việc kê khai đầu tuyến

Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết,ótìnhtrạngchạykêkhaigiácướcvậntảnhận định kèo liverpool tính từ ngày 18-7-2015 đến thời điểm ngày 21-1-2015, giá xăng đã giảm 38,9%, giá dầu giảm 33,1%. Giá xăng, dầu giảm đã tác động đến giảm giá cước của các đơn vị kinh doanh vận tải, tỷ lệ giảm giá của các doanh nghiệp vận tải ô tô có sự khác nhau do tỷ lệ chi phí nhiên liệu trong giá thành (cơ cấu giá cước vận tải đối với xăng chiếm từ 25-35% giá thành-chủ yếu là taxi, dầu chiếm khoảng 35-40%, chủ yếu là vận tải hành khách và hàng hóa, ngoài ra còn các chi phí khác như chi phí khấu hao, nhân công…).

Kết quả kiểm tra của các đoàn kiểm tra liên ngành cho thấy, các đơn vị được kiểm tra chấp hành đầy đủ quy định về niêm yết giá vé tại nơi bán vé và trên phương tiện theo đúng quy định.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, hầu hết các đơn vị được kiểm tra đã thực hiện kê khai giá với cơ quan quản lý Nhà nước, mức giá kê khai tương đối phù hợp với biến động chi phí đầu vào, yếu tố giảm giá nhiên liệu và tỷ trọng chi phí nhiên liệu trong giá thành vận tải. Tuy nhiên, vẫn còn có những đơn vị kê khai với tỷ lệ giảm giá còn thấp hoặc còn có đơn vị kinh doanh vận tải tuyến cố định chưa điều chỉnh giảm giá.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, tại Hà Nội có số lượng DN giảm giá còn hạn chế và cần tiếp tục giảm lớn nhất qua đợt thanh tra, có 5/19 DN. Đà Nẵng, con số này là 2/4 DN. Tại TP. HCM không có DN nào vi phạm.

Trả lời báo chí về việc “chạy kê khai”, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, một số hãng vận tải tuyến cố định đã lách bằng cách, đối với những tỉnh giám sát chặt giá kê khai, không chấp nhận mức giảm giá của DN, thì DN sẽ chuyển sang kê khai tại tỉnh khác. Điều này có nguyên nhân từ việc phối hợp chưa chặt chẽ để giảm mức kê khai tại một số địa phương. “Qua kiểm tra, Bộ Tài chính đã phát hiện và kiến nghị các cơ quan chức năng địa phương phối hợp giám sát chặt việc kê khai đầu tuyến”, ông Tuấn cho biết thêm.

Theo ông Tuấn, trên thực tế, không phải khi các phương tiện thông tin đại chúng nêu việc chây ỳ không giảm giá của các DN kinh doanh vận tải các cơ quan chức năng mới vào cuộc mà ngay trong tháng 11-2014, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chỉ đạo thành lập 3 đoàn công tác liên ngành Tài chính - Giao thông vận tải kiểm tra tình hình thực hiện quản lý giá cước, đánh giá tác động giá xăng dầu đến giá cước vận tải tại một số địa phương.

Kết quả đến hết tháng 12-2015, giá cước vận tải bằng ô tô đã điều chỉnh giảm 1 đợt (giá cước vận tải hành khách bằng xe taxi giảm từ 0,92%- 26,32%, phổ biến giảm từ 3-10%; giá cước vận tải hành khách tuyến cố định giảm từ 3-21,7%, phổ biến giảm từ 5-10%). Tiếp sau đó, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thành lập đoàn công tác liên ngành để kiểm tra công tác quản lý và thực hiện giá cước vận tải tại 4 tỉnh, thành phố (Hải Phòng, Nghệ An, Hà Nội, Cần Thơ).

Đến thời điểm giá xăng dầu giảm sâu, trong tháng 1-2015, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chỉ đạo thành lập 3 Đoàn kiểm tra bình ổn giá dịp tết trong đó có kiểm tra về kê khai giá cước, giảm giá cước vận tải tại 15 tỉnh thành phố.

Mặt khác, để kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong việc thực hiện kê khai giảm giá cước, Bộ trưởng Bộ tài chính thành lập bổ sung 3 đoàn kiểm tra liên ngành tại 40 đơn vị kinh doanh vận tải tại các địa phương có lượng hành khách sử dụng taxi và các tuyến vận tải cố định bằng ô tô lớn tại 3 khu vực miền Bắc (TP. Hà Nội); miền Trung (TP. Đà Nẵng); miền Nam (gồm: TP.HCM, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai). Trong đó tập trung vào kiểm tra vận tải hành khách bằng taxi (26 đơn vị) và vận tải hành khách tuyến cố định (14 đơn vị).

Phối hợp tốt thì quản lý hiệu quả

Sau kết quả kiểm tra, Bộ Tài chính có văn bản chỉ đạo Sở Tài chính địa phương có văn bản yêu cầu các đơn vị kê khai giá với mức giảm giá chưa phù hợp với biến động giảm giá xăng dầu và chi phí đầu vào tiếp tục thực hiện kê khai giảm giá.

Đối với HTX vận tải đường bộ TP. Thủ Dầu Một (tại Bình Dương) Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính hành vi kê khai giá cước không hợp lý, chưa kịp thời, chưa đúng quy định, thiếu bảng giải trình chi tiết các khoản chi phí vận tải kèm theo hồ sơ kê khai giá cước, vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 109/2013/NĐ-CP. Trường hợp này đề nghị làm thủ tục chuyển Thanh tra Bộ Tài chính ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

Theo Bộ Tài chính, qua kiểm tra cho thấy các địa phương có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Tài chính và Sở GTVT thì kết quả thực hiện kê khai giá cước tại các địa phương này có hiệu quả. Sở GTVT với chức năng quản lý chuyên ngành vận tải, cấp giấy phép và quản lý điều kiện kinh doanh của các đơn vị có vai trò quan trọng trong việc đôn đốc các đơn vị thực hiện quy định về kê khai giá, niêm yết giá.

Bộ Tài chính cho rằng, trong thời gian tới, các địa phương tiếp tục phát huy cơ chế phối hợp. Trong đó, chú ý việc phối hợp tăng cường kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý kê khai giá cước trên các tuyến đối lưu (2 chiều) giữa hai địa phương. Đồng thời, tiếp tục thực hiện công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các đơn vị thực hiện tốt, thực hiện chưa đầy đủ và các đơn vị chưa thực hiện kê khai giá trên các tuyến kinh doanh.

Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT, trưởng đoàn kiểm tra khu vực miền Trung cho biết, tại tất cả các tỉnh thành phố đều thành lập Ban chỉ đạo vận tải Tết, các phương tiện phải niêm yết số điện thoại đường dây nóng. Các vi phạm về giá cước đề nghị thông tin với cơ quan quản lý, đường dây nóng của DN, của Sở GTVT, từ đó, lực lượng thanh tra xử lý vi phạm. Bộ GTVT cũng đã có văn bản chỉ đạo thanh tra giao thông trên toàn quốc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về niêm yết bán giá cước không đúng quy định.

Theo bà Hiền, Bộ GTVT cũng đã có văn bản chỉ đạo các bến xe ô tô khách rà soát toàn bộ danh sách các DN đã giảm giá, chưa giảm hoặc công khai những đơn vị chưa giảm giá cước trên trang web.

Tại bến xe Mỹ Đình có trên 200 tuyến vận tải cố định, DN giảm mới đạt 58%, trước hôm đoàn đi kiểm tra. Sau khi các cơ quan vào cuộc, đến ngày 9-2, số lượng DN giảm giá rất cao, 91/99 DN taxi đã thực hiện giảm giá cước. Tuyến cố định 42/61 DN đã giảm giá cước.

Cúp C1
上一篇:Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
下一篇:Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà