【bxh giải nhật bản】Hình thành thói quen đại chúng

 人参与 | 时间:2025-01-09 10:57:32

Ngay cả khi đi thăm viếng,ìnhthànhthóiquenđạichúbxh giải nhật bản cầu nguyện ở Tượng đài Quán Thế âm, nhiều người vẫn vô tư xả rác

Thói quen khó bỏ

Cứ đến ngày rằm và 30, mùng 1 âm lịch hàng tháng, ông P.T (phường Thủy Lương, thị xã Hương Thủy) lúc nào cũng bày mâm cúng trước cổng nhà, ngoài mâm cúng trên bàn thờ tổ tiên. Vật phẩm gồm hoa quả, bánh kẹo, cháo, hạt nổ... Riêng vàng mã được bày đầy một chiếc bàn con. Sau khi thắp hương, khấn vái, ông T. rải vật phẩm cúng đầy cả đoạn đường trước nhà, vàng mã cũng đốt mất nửa tiếng mới xong.

Lân la chuyện trò, ông T. cho hay: “Rải vật phẩm cúng ra đường, đốt vàng mã là việc “xưa bày nay làm”. Tui chẳng biết “họ” có nhận được không nhưng đã thành nếp rồi, không làm thì thấy thiếu, không yên tâm”. “Bác có nghe chính quyền vận động không đốt vàng mã để thực hiện nếp sống văn minh?” - tôi hỏi. Ông T. cười: “Tui có nghe nói trên tivi nhưng thấy nhà mô cũng đốt, mình không thể không làm. Tui nghĩ đốt vàng mã cũng là việc làm thể hiện sự chăm lo, báo hiếu với người đã khuất”. “Nếu đến lúc nào đó, người ta không cho đốt vàng mã nữa, bác có chấp hành?” - tôi tiếp tục hỏi. Ông T. trầm ngâm: “Thấy người ta vẫn đốt thì tui cũng đốt thôi, mà cũng không thấy ai nhắc nhở. Khi mô không còn ai đốt thì nhà tui không đốt nữa”.

Suy nghĩ của ông T. có lẽ là nếp nghĩ của đa phần người dân. Bởi vậy, cứ đến ngày rằm hay lễ, tết, chập choạng tối chạy xe dọc đường An Dương Vương (TP. Huế) về Nguyễn Tất Thành (thị xã Hương Thủy), hầu như nhà nào, hàng quán nào cũng bày mâm cúng ngoài sân, vỉa hè. Cúng xong, có nhà đốt vàng mã trong thùng, có nhà để ngay nền vỉa hè mà đốt nên bụi cứ theo làn gió bay tứ tung. Rồi bánh kẹo, gạo, hạt nổ, cháo được rải đầy đường phố, vỉa hè trông rất nhếch nhác.

Vào những dịp này, rác trên sông cũng nhiều hơn khi nhiều người vẫn duy trì thói quen rải vàng mã trên sông. Mục sở thị sông An Cựu và cống Vĩnh Lợi trong những ngày này, giấy vàng mã được vứt tứ tung cả đoạn sông. Ngoài ra, đám tang vẫn còn để dài ngày, việc rải vàng mã khi đưa tang, xả rác bừa bãi vẫn còn diễn ra... là những điểm trừ trong quá trình triển khai việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn.

Cần xử lý bằng chế tài

Ông Phan Thiên Bình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho hay: “Việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn chưa được như mong muốn. Bán hàng rong có loa, dán quảng cáo rao vặt có xu hướng quay trở lại. Việc phát tờ rơi quảng cáo ở các giao lộ, cổng trường học phổ biến hơn. Vào dịp lễ, tình trạng rải vật phẩm cúng ra đường, rải vàng mã trên sông, đốt giấy tràn lan. Đây là những vấn đề cần chấn chỉnh”.

Mấy năm nay, Sở Văn hóa và Thể thao, các ban, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các tiêu chí xây dựng nếp sống văn minh. Thế nhưng, xem ra khó để mọi người thay đổi hành vi, thói quen. Ông Nguyễn Thanh Mãi, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao trăn trở: “Nhiều tập tục đã ăn sâu vào nếp nghĩ, trở thành phong tục, tập quán, tín ngưỡng nên để thay đổi là việc không hề dễ dàng. Dù đã tuyên truyền, vận động rất nhiều nhưng chưa có nhiều chuyển biến”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng, xây dựng nếp sống văn minh đô thị cần phải có những giải pháp căn cơ. “Để hình thành thói quen văn minh, phải xây dựng từ trong nếp sống, đặc biệt trong giáo dục trẻ em. Điều này cần phải làm căn cơ từ trong môi trường của giáo dục, gia đình, nhất là hình thành cho được thói quen đại chúng. Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục, cần có biện pháp răn đe, như ở Singapore, xả rác bị phạt rất nặng. Thời tôi còn trẻ, những ứng xử, nếp sống văn minh thành một thói quen. Bây giờ, nhiều khi tôi vẫn duy trì thói quen đó lại trở nên lạc lõng”, ông Hoa nói.

Theo ông Phan Thiên Bình, để hình thành thói quen thực hiện nếp sống văn minh, cần tổ chức những đợt ra quân tuyên truyền cao điểm, có những biện pháp vận động sâu sát hơn, cụ thể, kiên trì hơn bằng nhiều hình thức, như trực quan, qua hệ thống truyền thông, tổ chức cam kết đến từng hộ gia đình, nhân rộng những mô hình làm tốt cũng như phê phán những gia đình vi phạm trong các cuộc họp tổ dân phố, khu dân cư... Trong đó, cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đi đầu.

Với người dân, việc “nhìn nhau” cũng sẽ giúp họ thay đổi thói quen. Như cách suy nghĩ của ông T, việc đốt vàng mã là thói quen, thấy nhà nào cũng làm thì mình cũng phải làm. Nếu một người thay đổi thì sẽ 10 người làm theo, chỉ cần quyết tâm vận động, thuyết phục, nhắc nhở, hẳn ông T và nhiều người khác sẽ hạn chế dần dần rồi từ bỏ thói quen đốt vàng mã, vì ông cũng thừa nhận là nó khá tốn kém với một gia đình thuần nông như ông. 

Ông Đồng Hữu Uy, Phó Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình đề xuất, cùng với việc tuyên truyền vận động cán bộ, nhân dân thực hiện nghiêm, cần phải có biện pháp xử lý bằng chế tài may ra người dân mới tự giác thay đổi dần hành vi của mình. “Việc không tuân thủ quy định về thực hiện nếp sống văn minh cũng chẳng ai làm gì nên nhiều người mặc kệ không chấp hành. Như thế thì việc tuyên truyền sẽ không hiệu quả. Đầu năm nay, một người dân ở Hà Nội bị xử phạt hành chính 6 triệu đồng vì hành vi xả rác bừa bãi ra ngoài vỉa hè. Cách làm kiên quyết như vậy tạo ra sự lan tỏa và người dân sẽ tự giác chấp hành”, ông Uy nói.

Ông Phan Thiên Bình cho hay, chế tài xử phạt đã có theo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và lĩnh vực quảng cáo. Nếu tuyên truyền vận động một thời gian nữa mà không hiệu quả thì buộc lòng phải có chế tài xử lý theo quy định, có như vậy mới tác động mạnh vào ý thức của người dân. Thanh tra văn hóa, lực lượng công an, thanh tra môi trường, UBND các xã, phường đều có thể xử lý theo thẩm quyền. Vì thế, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, xử lý theo chức năng nhiệm vụ và phải làm quyết liệt may ra mới có chuyển biến.

UBND TP. Huế là địa phương đang quyết tâm chấn chỉnh việc vi phạm nếp sống văn minh đô thị. Hiện nay, thành phố đã cấm rải vàng mã khi đưa tang trên tất cả các tuyến đường. Nếu vi phạm, các chủ xe đưa tang là người chịu trách nhiệm. Bà Phạm Thị Quỳnh Giao, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin TP. Huế cho hay: “Chúng tôi đã xử phạt 2 chủ xe tang mỗi người 1 triệu đồng. Hiện nay, nhiều chủ xe đã trang bị thùng trên xe tang để người dân đốt vàng mã dọc đường, tránh rải xuống đường. Khó có thể thay đổi trong một sớm, một chiều nhưng những việc làm tương tự sẽ dần dần hình thành cho mọi người thói quen thực hiện nếp sống văn minh”.

Bài, ảnh: Minh Hiền

顶: 999踩: 3412