您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【tottenham gặp everton】Đồng Nai: Công nghiệp hỗ trợ và nông nghiệp hút vốn FDI

Cúp C26723人已围观

简介Sản xuất linh kiện máy lạnh tại Công ty T.A - KCN Nhơn Trạch. (Ảnh: N.HIỀN) Hàng loạt dự án FDI về ...

dong nai cong nghiep ho tro va nong nghiep hut von fdi

Sản xuất linh kiện máy lạnh tại Công ty T.A - KCN Nhơn Trạch. (Ảnh: N.HIỀN)

Hàng loạt dự án FDI về công nghiệp hỗ trợ

TheĐồngNaiCôngnghiệphỗtrợvànôngnghiệphútvốtottenham gặp evertono Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, tổng doanh thu của các doanh nghiệp FDI từ đầu 2015 đến nay là hơn 13,9 tỷ USD, tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 7,5 tỷ USD, tăng 6,47% và tiêu thụ nội địa đạt tương đương 6,44 tỷ USD, tăng 3,47%.

Chỉ tính riêng từ đầu năm 2015 đến nay, nhiều đoàn DN Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, Singapore, Thái Lan, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất… đã đến Đồng Nai tìm hiểu chính sách với mong muốn đầu tư vào địa phương này. Trong đó có khá nhiều DN sản xuất công nghiệp hỗ trợ và hầu hết có công nghệ cao. Mới đây, vào cuối tháng 9-2015, UBND tỉnh Đồng Nai đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Kenda (Đài Loan) với dự án 160 triệu USD tại KCN Giang Điền (huyện Trảng Bom). Nhà máy có diện tích 42,2 ha chuyên sản xuất vỏ, ruột xe ô tô xuất khẩu. Dự kiến, nhà máy sẽ sản xuất 7,5 triệu sản phẩm lốp xe mỗi năm để xuất khẩu sang thị trường Mỹ với kim ngạch ước tính khoảng 300 triệu USD/năm. Trước đó, Tập đoàn Kenda cũng đã đầu tư một nhà máy ở KCN Hố Nai.

Tương tự, Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) cũng đang đầu tư thêm nhà máy thứ 2 là Hyosung Đồng Nai với tổng vốn đầu tư 660 triệu USD tại KCN Nhơn Trạch 5. Dự kiến cuối năm 2015, giai đoạn 1 của nhà máy sẽ đi vào hoạt động, chuyên sản xuất các loại sợi kỹ thuật cao và các loại vải mành. Theo kế hoạch, trong các năm tới, nhà máy sẽ sản xuất nhiều sản phẩm khác như động cơ điện và các bộ phận dùng để sản xuất động cơ điện như stator, máy biến thế điện, sản xuất halogen, oxit halogenua của phi kim loại và nguyên phụ liệu dùng để sản xuất sợi spandex. Cùng với đó, nhà máy Hyosung Việt Nam đã được Tập đoàn Hyosung Hàn Quốc đầu tư tại KCN Nhơn Trạch 5 từ năm 2007 cũng liên tiếp tăng vốn mở rộng sản xuất. Nhà máy Hyosung Việt Nam chuyên sản xuất sợi ny-lông, polyester, sợi spandex cùng các loại vải mành, sợi thép dùng cho sản xuất lốp xe ô tô. Hiện tổng số vốn đăng ký của Hyosung Việt Nam đã đạt hơn 995 triệu USD và là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Đồng Nai.

Trong tháng 6-2015, Công ty TNHH Dongjin Textile Vina cũng đã đầu tư nhà máy thứ 3 tại KCN dệt may Nhơn Trạch. Hai nhà máy trước đó đã được đầu tư tại KCN Loteco (TP. Biên Hòa) và KCN Lộc An - Bình Sơn (huyện Long Thành). Nhà máy có tổng vốn đầu tư 13,5 triệu USD, được xây dựng trên diện tích 3,4 ha, chuyên sản xuất, gia công dệt vải với công suất 8.400 sản phẩm/năm. Bên cạnh đó còn có nhiều dự án khác đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ như: Công ty TNHH SMC Manufacturing Việt Nam (Nhật Bản) có vốn gần 112 triệu USD sản xuất các thiết bị điều khiển tự động các loại xi lanh, van, cụm van, đế van và hai công ty sản xuất sợi của Hàn Quốc là Công ty TNHH Kuk II Việt Nam có vốn đầu tư 56 triệu USD, Công ty TNHH Dong II Việt Nam có vốn đầu tư 52 triệu USD...

Đầu tư nông nghiệp gắn với chế biến

Tương tự như lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, thời gian qua, ngành nông nghiệp Đồng Nai cũng đã thu hút sự quan tâm đầu tư rất lớn của các DN nước ngoài. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm 2015 đến nay đã có hàng chục đoàn DN nước ngoài tới Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư vào ngành nông nghiệp. Theo đó, các lĩnh vực được chú ý nhiều là sản xuất giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi… Cụ thể, ngày 13-10 vừa qua, trong chuyến thăm và làm việc của đoàn công tác tỉnh Đông Flanders, Vương quốc Bỉ, các DN ngỏ ý muốn hợp tác, đầu tư tại Đồng Nai trong các lĩnh vực nông nghiệp và môi trường. Trước đó, ông Edward Kowalewski, Giám đốc Chương trình đầu tư và thương mại bang New York (Mỹ) cũng đã cùng một số DN của New York đến tìm hiểu các chính sách đầu tư vào Đồng Nai. Các DN New York quan tâm tới các lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Theo ông Edward Kowalewski, Đồng Nai là nơi có đất đai, khí hậu thuận lợi để phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến sâu để xuất khẩu nhằm thu về giá trị gia tăng cao hơn.

Tháng 7 vừa qua, Công ty TNHH CJ Vina Agri đã khánh thành nhà máy thức ăn chăn nuôi tại KCN Dầu Giây (huyện Thống Nhất) với số vốn đầu tư 20 triệu USD trên diện tích 83ha. Công suất thiết kế của nhà máy là 420.000 tấn/năm. Dự kiến, sắp tới CJ sẽ đầu tư thêm nhà máy sản xuất kim chi xuất khẩu. Trước đó, Công ty Sol Holding Việt Nam (Nhật Bản) cũng đầu tư dự án trồng và chế biến cây cao lương. Ngoài ra, nhiều DN của Malaysia, Ấn Độ cũng đang tìm kiếm đối tác tại Đồng Nai để đầu tư nhà máy, liên kết sản xuất giống, phân bón…

Hiện ngành nông nghiệp Đồng Nai đang hướng đến sản xuất an toàn, gắn vùng nguyên liệu với chế biến để xuất khẩu tăng lợi nhuận và có đầu ra ổn định. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái, việc hội nhập ngày càng sâu rộng khiến việc cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ngày càng khó khăn. Do đó, việc thu hút đầu tư FDI vào nông nghiệp công nghệ cao sẽ là giải pháp để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Việt trên thị trường quốc tế.

Những năm gần đây, Đồng Nai thực hiện thu hút nguồn vốn FDI một cách có chọn lọc theo hướng ưu tiên các dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, các dự án có giá trị gia tăng cao, ít tiêu tốn năng lượng, thân thiện môi trường, hạn chế dần các dự án thâm dụng lao động và có giá trị gia tăng thấp. Đặc biệt, Đồng Nai cũng tạm dừng cấp giấy phép đầu tư các dự án có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước… Với các chỉ tiêu khắt khe như trên, Đồng Nai đặt kế hoạch thu hút vốn FDI 900 triệu USD trong năm 2015. Tuy nhiên, đến giữa tháng 10-2015, số liệu từ Ban Quản lý các KCN Đồng Nai cho thấy tổng vốn đầu tư vào các KCN của Đồng Nai đã đạt 2,15 tỷ USD.

Tags:

相关文章