【lịch thi đấu al nasr】Quy định về tổ chức dạy thêm và học thêm trên địa bàn tỉnh

时间:2025-01-25 20:14:28 来源:Empire777

BPO - Thực hiện Quyết định số 29/2015/QĐ-UBND ngày 7-9-2015 của UBND tỉnh về việc sửa đổi,m vlịch thi đấu al nasr bổ sung một số điều của Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND ngày 29-1-2013 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Bình Phước, Sở GD-ĐT vừa ban hành văn bản hướng dẫn công tác dạy thêm, học thêm. Văn bản này nêu rõ việc dạy thêm, học thêm ở trong và ngoài nhà trường như sau:

* Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường:

Các đơn vị tiến hành đăng ký dạy thêm, học thêm trong từng năm học. Khi nộp hồ sơ xin được cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm về Sở GD-ĐT, ngoài những nội dung quy định tại Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh, các đơn vị cần nộp thêm các văn bản sau: Báo cáo công tác dạy thêm, học thêm của năm học trước đó; trích biên bản thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh học sinh; kế hoạch thu, chi về dạy thêm, học thêm của năm học đăng ký tổ chức dạy thêm.

Hiệu trưởng các trường phải chịu trách nhiệm rà soát lại công tác dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường, các lớp học nhóm, các trung tâm luyện thi của giáo viên do trường quản lý. Sở GD-ĐT sẽ tiến hành kiểm tra và xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm. Các trường hợp không được dạy thêm thực hiện đúng theo quy định tại Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Các phòng GD-ĐT tiếp nhận hồ sơ, thẩm tra, cấp phép dạy thêm cho các đơn vị và tổ chức trong phạm vi quản lý theo đúng quy định; tuyệt đối không được cấp giấy phép dạy thêm ngoài nhà trường cho giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Việc thu và quản lý tiền học thêm thực hiện theo quy định tại Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND và Quyết định số 29/2015/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Việc thu tiền dạy thêm, học thêm là thỏa thuận giữa phụ huynh học sinh và nhà trường, nhưng các trường phải căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, tránh tình trạng lạm thu. Các trường cần tạo điều kiện cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tham gia học thêm để bồi dưỡng thêm kiến thức.

Việc thu tiền quản lí và cấp phép trong năm học 2015-2016 và những năm tiếp theo: Sở GD-ĐT sẽ có công văn hướng dẫn sau. Ngoài ra, trong quá trình tổ chức dạy thêm, học thêm, các đơn vị cần lưu ý thêm một số vấn đề sau: Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá; tránh trường hợp trong 1 lớp có một số học sinh học thêm học trước chương trình, một số học sinh khác không học thêm nên không hiểu bài, không theo kịp bạn do giáo viên dạy quá nhanh. Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.

Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh. Đối với các lớp 6, 7, 8, 10, 11: Chỉ tổ chức dạy thêm cho những học sinh có nhu cầu thực sự và được sự đồng ý của phụ huynh học sinh, tránh tình trạng ép học sinh học thêm khi các em không có nhu cầu. Đối với các lớp 9, 12: Cần phân loại theo trình độ học sinh để phụ đạo, bồi dưỡng cho những em có nhu cầu nhằm nâng cao chất lượng tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10, kỳ thi THPT quốc gia. Quy định về số buổi, số tiết và thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm: Số buổi dạy thêm: Không được phép dạy quá 4 buổi trong 1 tuần. Số tiết dạy thêm: Không được phép dạy quá 4 tiết trong 1 buổi. Thời gian dạy thêm: Buổi sáng: Không được phép dạy trước 7 giờ; Buổi chiều, tối: Không được phép dạy sau 18 giờ.

* Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:

Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục tổ chức. Khi tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, ngoài việc thực hiện các quy định sau:

Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải cam kết với UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) nơi đặt điểm dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm. Phải có đủ giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo tương ứng, có đủ cơ sở vật chất và lớp học đảm bảo yêu cầu của Bộ Y tế. Phải công khai tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước và trong khi thực hiện dạy thêm: Giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm; thời khóa biểu dạy thêm, học thêm; mức thu tiền học thêm. Phải treo bảng hiệu về cơ sở dạy thêm theo đúng quy định.

Thu và quản lý tiền học thêm: Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm. Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền học thêm.

Yêu cầu đối với người dạy thêm: Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục; có đủ sức khỏe; có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác; không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỉ luật với hình thức thôi việc.

Yêu cầu đối với người tổ chức dạy thêm: Có trình độ được đào tạo tối thiểu tương ứng với giáo viên dạy thêm; có đủ sức khỏe; không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỉ luật với hình thức thôi việc. Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm: Thực hiện đúng theo quy định của UBND tỉnh.

Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm: Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở GD-ĐT cấp giấy chứng nhận được phép dạy thêm đối với các cơ sở tư nhân và cá nhân từ cấp trung học phổ thông. Chủ tịch UBND huyện, thị xã  ủy quyền cho Trưởng phòng GD-ĐT huyện, thị xã cấp giấy chứng nhận được phép dạy thêm đối với các cơ sở tư nhân và cá nhân cấp tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện, thị xã.

Hồ sơ cấp phép chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường: Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, trong đó cam kết với UBND cấp xã. Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm; đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm. Bản sao hợp lệ giấy tờ xác nhận trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm; Giấy khám sức khỏe do Bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm; Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: Đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.

Hoàng Linh

推荐内容