Dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp ở Trung Âu và Đông Âu,âuÂuđốimặtđợtbùngdịchmớinghiêmtrọngchuyêngiachỉranguyênnhâkêt qua laliga trong khi số ca lây nhiễm gia tăng trở lại ở Tây Âu. Hiện tỷ lệ nhiễm ở "Lục địa già" xấp xỉ 350 ca trên 100.000 dân.
Một bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19 ở trung tâm chăm sóc tích cực bệnh viện Pirogov, Sofia, Bulgaria, hôm 15/11. Ảnh: Reuters |
Nga - với chỉ 1/3 dân số tiêm vắc xin - đã trải qua đợt bùng dịch kéo dài 2 tháng qua và giờ đang dẫn đầu thế giới về số bệnh nhân Covid-19 tử vong theo ngày.
Giám đốc Văn phòng châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cảnh báo rằng, nếu các chính phủ không hành động ngay để ngăn chặn dịch bệnh, khu vực này có thể ghi nhận thêm 700.000 người tử vong vì Covid-19 vào tháng 3 tới.
Covid-19 bắt đầu tấn công châu Âu từ tháng 3/2020. Đến cuối năm đó, biến thể Alpha của virus SARS-CoV-2 là phổ biến. Tuy nhiên, từ giữa năm nay, dịch bệnh bùng phát chủ yếu do biến thể Delta.
Báo Times of India dẫn lời chuyên gia chỉ ra 3 nguyên nhân chính đẩy châu Âu vào tình trạng hiện nay gồm ngại tiêm vắc xin, miễn dịch suy giảm ở những người đã tiêm và nới lỏng các biện pháp chống dịch.
Ngại tiêm vắc xin
Hầu hết các nước ở châu Âu đã đạt tỷ lệ tiêm vắc xin 65-70% nhưng dường như không đủ để ngăn virus lây lan. Cụ thể, Bỉ đã tiêm cho 74% dân số nhưng vẫn đang bị dịch bệnh tấn công dữ dội.
Các chuyên gia tin rằng, một nước đang đương đầu với sự bùng phát của biến thể Delta có thể phải đạt tỷ lệ tiêm chủng 90-95% mới đạt miễn dịch cộng đồng.
Ở Nga, mới chỉ 37% dân số tiêm đủ 2 mũi. Tổng thống Putin cho rằng sự gia tăng kỷ lục số ca nhiễm và tử vong ở nước này là bởi tâm lý e ngại vắc xin.
Bulgaria và Romania mới đạt tỷ lệ tiêm đầy đủ lần lượt ở mức 23% và 35% dân số. Bosnia và Herzegovina mới đạt 21%.
Ở Đức, nơi số ca nhiễm đang tăng ở mức kỷ lục, gần 1/3 dân số vẫn chưa tiêm đủ liều, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins. Trong khi đó, Áo ghi nhận số ca lây nhiễm cao chưa từng có trong tuần qua.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha với tỷ lệ tiêm lần lượt đạt 80% và 88% cũng đứng trước xu hướng ca nhiễm tăng vọt.
Một điều quan trọng cần chú ý là phần lớn dân số chưa tiêm vắc xin ở châu Âu là trẻ em và thanh thiếu niên. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến số ca nhiễm tăng cao và có dữ liệu cho thấy nhóm dân số này là luồng lây nhiễm chính trong những tháng gần đây.
Suy giảm miễn dịch
Các nghiên cứu gần đây cho thấy có bằng chứng mức độ miễn dịch mà một vắc xin Covid-19 mang lại suy giảm sau một khoảng thời gian. Theo giới chuyên gia, có một quan hệ rất rõ giữa các mức kháng thể và số ca nhiễm.
Miễn dịch suy yếu và cơ hội phục hồi bằng các liều vắc xin tăng cường được chứng minh hiệu quả trong ngăn chặn lây nhiễm. Tuy nhiên, việc tiêm mũi tăng cường hiện nay được triển khai rất chậm, kể cả với các nhóm nguy cơ cao.
Nới lỏng hạn chế
Việc nới lỏng hạn chế hoặc từ bỏ giãn cách xã hội diễn ra ở nhiều nước châu Âu. Một số chính phủ cũng tỏ ra không muốn áp đặt các biện pháp giới hạn trước thềm lễ Giáng sinh.
Tâm lý mệt mỏi vì Covid-19 đã khiến nhiều người tin dịch bệnh sẽ sớm kết thúc, và khẩu trang, giữ khoảng cách cùng các biện pháp chống dịch khác không còn cần thiết.
Tuy nhiên, giới chuyên gia khẳng định chiến lược chống dịch chỉ bằng vắc xin là không hiệu quả.