您现在的位置是:Thể thao >>正文

【tỉ le keo ngoai hang anh】Nhiều phụ huynh chưa đăng ký dùng sữa học đường

Thể thao1766人已围观

简介Đề án thực hiện Chương trình sữa học đường sẽ được triển khai tại các trường trên địa bàn TP Hà Nội ...

nhieu phu huynh chua dang ky dung sua hoc duong

Đề án thực hiện Chương trình sữa học đường sẽ được triển khai tại các trường trên địa bàn TP Hà Nội từ ngày 1/1/2019. Ảnh: ST.

Phụ huynh băn khoăn

Mới đây,ềuphụhuynhchưađăngkýdùngsữahọcđườtỉ le keo ngoai hang anh UBND TP Hà Nội chính thức ấn định thời gian triển khai đề án sữa học đường bắt đầu từ ngày 1/1/2019. Cụ thể, vào ngày 23/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ký quyết định phê duyệt Vinamilk là đơn vị trúng Gói thầu số 01 Mua sữa thuộc Đề án thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020.

Với mức giá trúng thầu 6.286 đồng/hộp, thấp hơn 514 đồng/hộp so với mức trần đấu thầu (không quá 6.800 đồng/hộp loại 180ml), Vinamilk cam kết hỗ trợ 23% giá trị hàng hóa cho đối tượng 1 (trẻ em và học sinh tiểu học). Như vậy, phụ huynh sẽ chỉ phải đóng góp 47% thay vì 50% đơn giá trúng thầu của 1 hộp sữa theo quy định của Đề án sữa học đường giai đoạn 2018 - 2020 đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt trước đó.

Nhận thấy Đề án thực hiện Chương trình sữa học đường tốt cho sức khỏe của con ngay từ đầu năm học, chị Nguyễn Thị Ngân (Đống Đa – Hà Nội) đã đăng ký tham gia chương trình này. Chị Ngân chia sẻ: “Tôi đã đăng ký cho con tham gia chương trình này ngay trong cuộc họp phụ huynh đầu năm. Lý do là cô giáo chủ nhiệm lớp có phổ biến rằng, trong sữa học đường sẽ có thêm một số vi chất như các vitamin, sắt và kẽm (không có trong sữa tươi thông thường) giúp trẻ phát triển cả về thể chất và trí tuệ mà giá thành lại rẻ chỉ bằng một nửa so với giá sữa đang bán trên thị trường”.

Cũng xuất phát từ niềm tin vào chất lượng sữa học đường, nên nhiều phụ huynh tại trường Tiểu học Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, Hà Nội đã chọn cho con tham gia chương trình này dẫu rằng trường nằm ngay trong vùng sản xuất sữa. Bà Lê Thị Phấn, Hiệu trưởng trường Tiểu học Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, Hà Nội cho biết: “Trước đây, để biết được loại sữa nào phù hợp cho lứa tuổi học đường, nhà trường chủ yếu dựa vào thị hiếu của các con. Các con uống sữa nào thì nhà trường chọn cho các con loại đó. Tuy nhiên, nếu Đề án thực hiện Chương trình sữa học đường triển khai thì chúng tôi sẽ yên tâm hơn vì đấy là loại sữa chỉ dành riêng cho các nhà trường. Phụ huynh ủng hộ sữa học đường không phải chỉ vì giá rẻ mà quan trọng nhất là vì tin vào chuẩn chất lượng mà loại sữa này mang lại”.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều phụ huynh “dè dặt” khi đăng ký tham gia Chương trình sữa học đường. Tại trường Tiểu học Hồng Sơn (Mỹ Đức- Hà Nội) chỉ có duy nhất một lớp phụ huynh đăng ký tham gia Chương trình sữa học đường đầy đủ. Cô Trần Thị Phượng, giáo viên trường Tiểu học Hồng Sơn chia sẻ: “Hiện phụ huynh vẫn lo ngại chất lượng sữa, vệ sinh an toàn thực phẩm nên chưa đăng ký tham gia”.

Mặc dù, trường Tiểu học Hồng Sơn triển khai thực hiện Chương trình sữa học đường từ đầu năm học, nhưng ngoài những đối tượng được uống sữa miễn phí như con gia đình chính sách, hộ nghèo… số phụ huynh đăng ký tham gia chương trình này cũng chỉ đạt 28%. “Tuy nhiên, con số phụ huynh đăng ký tham gia Chương trình sữa học đường của nhà trường cũng chưa chính xác vì có thể phụ huynh chỉ đăng ký cho xong còn chưa chắc sẽ tham gia”, ông Nguyễn Hữu Tuấn, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hồng Sơn chia sẻ.

Nhà trường băn khoăn

Không chỉ có phụ huynh mà hiện nhiều trường cũng đang băn khoăn kho bảo quản sữa, quy trình nhận sữa từ công ty sữa như thế nào… Ông Tuấn chia sẻ: “Đối với những trường ở nội thành cũng có khoảng từ 2.000-3.000 học sinh đăng ký tham gia Chương trình sữa học đường, còn những trường có nông thôn cũng có khoảng từ 300-700 em đăng ký tham gia chương trình này. Hiện các trường vẫn đang không biết kho bảo sữa như thế nào, nhà cung cấp sữa sẽ cũng cấp sữa cho các trường theo tuần, theo ngày hay theo từng tháng, học sinh sẽ uống vào giờ nào và vỏ sữa sẽ được thu gom như thế nào? Chúng tôi vẫn lo ngại vì đến này Chương trình sữa học đường cũng chưa có nội dung quy định cụ thể”.

Theo ông Tuấn, ngày 5/12, các trường trên địa bàn huyện Mỹ Đức (Hà Nội) sẽ được tập huấn về chương trình sữa, sau đó nhà trường sẽ tiếp tục rà soát và cho phụ huynh đăng ký tham gia thêm một lần nữa.

Rõ ràng, nhiều phụ huynh lựa chọn tham gia chương trình sữa học đường vì tin vào chất lượng sản phẩm, song theo tìm hiểu của phóng viên, trên thực tế, quy chuẩn mà phụ huynh chờ đợi, nhà trường kỳ vọng vẫn chưa thực sự rõ ràng. Bởi lẽ hiện sản phẩm sữa trong Đề án cũng mới chỉ được Bộ Y tế đưa ra quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường. Quy định này cũng chưa cụ thể về các vitamin, khoáng chất bổ sung vào sữa.

Nhằm triển khai thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, trong quyết định số 7091/QĐ-BYT (ban hành ngày 26/11/2018), Bộ Y tế yêu cầu Cục An toàn Thực phẩm xây dựng ban hành quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường đến năm 2020, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng nhãn mác sản phẩm riêng cho các loại sữa tham gia Chương trình sữa học đường (logo dành cho sản phẩm của chương trình này).

Theo đó, sản phẩm dùng trong Chương trình Sữa học đường phải sử dụng nguyên liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu theo Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nguyên liệu sữa tươi này khi sản xuất thành sản phẩm Sữa học đường phải đạt yêu cầu theo quy định tại Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế.

Tags:

相关文章