Mỗi năm Tết đến,ốngđàoquýởvùngđấtRồsoi kèo bóng đá arsenal phố phường Hà Nội lại thắm sắc đào phai, đào thắm. Ảnh: sưu tầm Cây trừ quỷ ngày Tết Những năm gần đây, vùng đất này hầu như không còn trồng đào, thay vào đó là các đô thị với những tòa nhà cao ngất. Chỉ còn vài mảnh đất còn vương lại sắc đào như thể níu kéo, hoài cổ trong tâm trí của người Hà thành. Vậy, đào Nhật Tân có từ bao giờ? Theo truyền thuyết, từ thế kỷ thứ 7, hoa đào đã xuất hiện ở Hà Nội - lúc đó có tên là Tống Bình, thủ phủ của mười hai châu, năm mươi huyện thuộc An Nam đô hộ phủ- được trồng ở vùng đất nay là Phú Thượng, Nhật Tân (thuộc quận Tây Hồ). Trong dân gian còn lưu truyền câu chuyện: dưới gốc cây đào già ở núi Sóc có hai vị thần là Trà và Uất Lũy cư ngụ. Họ giữ một trọng trách là cai quản và trừng phạt một đàn quỷ nghịch ngợm, hay phá phách của dân làng. Nhưng mỗi khi tết đến, lũ quỷ lợi dụng hai vị thần lên chầu trời, lại giở trò quấy nhiễu. Vì thế, dịp mừng tết đến, người ta thường trưng một cây đào trong nhà, để lũ quỷ tưởng thần Trà và Uất Lũy ở đó mà không dám bén mảng. Hoa đào đến với đất Nhật Tân hợp thổ nhưỡng, hợp phong tục tập quán người Việt nên đã làm nên một vùng đào nức danh ở nơi kinh đô hơn nghìn năm tuổi. Từ đấy, từ bãi bồi ven sông đến đồng đất phía trong đê, người Nhật Tân dành cho việc trồng đào - dù rằng cả năm chỉ có một vụ. Với truyền thống và sự tài hoa, người Nhật Tân đã đạt đến trình độ trồng đào điêu luyện. Người Nhật Tân đã ghép cành đào bích vào gốc đào quả để tạo ra cây đào lai gốc khoẻ, mà hoa vẫn đẹp, đều. Họ không ngừng sáng tạo trong việc tạo dáng cho đào khi cây ở dáng tròn, khi cây ở dáng thế vô cùng phong phú... Đào chỉ nở vào đầu xuân trong dịp Tết Nguyên đán. Thời tiết miền Bắc đỏng đảnh, khó chiều, có năm rét căm căm, năm lại nắng nóng ảnh hưởng tới việc trồng đào. Những nghệ nhân trồng đào có những kỹ thuật nuôi dưỡng, giữ, hãm để hoa đào luôn nở đúng những ngày đón năm mới truyền thống... "Bén chân” những vùng đất mới Những năm gần đây, Nhật Tân cũng giống như bao làng ven đô khác, đang bị đô thị hóa nhanh chóng. Những "bờ xôi ruộng mật" chuyên trồng đào nhường chỗ cho những khu đô thị hiện đại, hoành tráng... Dịp gần tết năm nay, chúng tôi tìm về Nhật Tân, Phú Thượng. Mấy bà lão ngồi hàn huyên trước cổng làng chỉ cho chúng tôi ra vườn đào làng Bạc. Nói là vườn đào nhưng kỳ thực đó cũng chỉ là thửa đất hẹp ven khu đô thị Ciputra, mà người dân tranh thủ trồng. “Vườn đào này còn là nhờ lộc của các cụ đấy”- anh Trần Nam Trung, một trong số những chủ nhân của vườn đào làng Bạc nói. Chị Nguyễn Thanh Vân chủ vườn đào “Triển Chiêu” thì chia sẻ: Trước, vợ chồng chị được bố mẹ giao cho hàng mẫu đất để trồng đào, nhưng giờ chỉ còn vài luống. Vậy đào Nhật Tân, Phú Thượng giờ đi đâu? “Ra ngoài bãi phía ngoài đê ấy. Rồi sang cả đất Xuân Đỉnh, Dương Nội, Cổ Nhuế, Đông Anh…”- Chị Thanh Vân khoát tay nói. Nhưng diện tích khai phá để trồng được không nhiều lắm. Đào Nhật Tân về với đồng đất Dương Nội (Hà Đông) khi có người Nhật Tân về đấy làm ăn sinh sống. Nhưng, các dự án khu đô thị mới lại ào ạt đổ về Dương Nội nên đào Nhật Tân “trụ” được ở vùng đất ven đô này được 3 năm, rồi lại tiếp tục "chạy" sang Cổ Nhuế (Từ Liêm), Đông Anh… Sang đến Đông Anh, Thường Tín, Long Biên, cây đào Nhật Tân đã nằm trong quy hoạch của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội. Sở đã lập dự án bảo tồn giống đào Nhật Tân quý hiếm này thông qua việc bảo tồn và phát triển bằng công nghệ sinh học hiện đại. Từ nguồn gen này ta có thể phát triển giống đào ở các địa phương khác. Theo Quyết định phê duyệt "Đề án phát triển sản xuất hoa, cây cảnh TP Hà Nội, giai đoạn 2012- 2016", diện tích trồng đào toàn thành phố là 288,2ha (chiếm 14,4% diện tích đất trồng hoa), được trồng chủ yếu ở quận Tây Hồ, Long Biên và hai huyện Đông Anh, Thường Tín. Cũng theo quyết định này, Trung tâm giới thiệu hoa và sản phẩm hoa Hà Nội tại phường Long Biên, quận Long Biên đã được xây dựng với việc thu thập, sưu tầm, lưu giữ và phổ biến kỹ thuật cổ truyền trong sản xuất đào Nhật Tân và quất Tứ Liên./. Sâm Linh |